Vấp, Nhưng Đừng Ngã
Bằng kinh nghiệm của một người đã trải qua nhiều năm kinh doanh, tác giả nói về những khó khăn mà những người khởi nghiệp thường gặp phải. Qua từng chương sách, tác giả dẫn dắt từ những ngày đầu như lên ý tưởng kinh doanh, tìm các đồng sáng lập, tìm kiếm khách hàng đến khi việc kinh doanh gặp những vấn đề “không của riêng ai”: Bất đồng giữa các sáng lập viên, công ty không được thị trường đón nhận, kinh doanh đã lâu mà chưa tìm được điểm hòa vốn, thiếu kinh phí,... Những chương cuối tác giả tập trung nhìn vào các vấn đề con người như mất niềm tin, không còn năng lượng để tiếp tục, hoài nghi vào chiến lược mình đã lựa chọn,…
Ở Vấp, nhưng đừng ngã tác giả tập trung vào khía cạnh con người trong bối cảnh khởi sự kinh doanh. Tác giả tiếp cận trực tiếp vào vấn đề, nói lên những khó khăn, đôi khi có phần “không lối thoát” bằng một giọng văn hài hước, khiến những khó khăn ấy chỉ như những cú sa chân “vấp”. Những cú vấp ấy không đáng sợ, bởi khi đã chấp nhận khởi nghiệp thì mỗi người đều phải chấp nhận thử sai và sai rất nhiều lần trước khi đạt được thành tựu.
Tác giả tự nhận mình “nghĩ sao viết vậy” nên có thể đôi chỗ độc giả thấy sao người này xuề xòa vậy, nhưng đấy là dụng ý riêng, bởi anh muốn nhìn thật – nói thật. Bởi anh không có tham vọng đưa ra một cẩm nang khởi nghiệp mà muốn mỗi người, sắp, đang hay đã khởi sự kinh doanh sẽ tìm thấy một phần của mình trong đó.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi