Chế Độ Thực Dân Pháp Trên Đất Nam Kỳ 1859-1954 - Tập 1 (Tái Bản 2018)
Gần 100 năm cai trị vùng đất Nam Bộ, người Pháp đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân ta. Nhưng ngày nay chế độ thực dân Pháp đã cáo chung hơn nửa thế kỷ, những gì Pháp làm tổn hại đến nhân dân ta đã đi vào dĩ vãng.
Những lớp người sinh ra sau năm 1954 không còn thấy những cảnh người Pháp bắt nhốt hàng trăm chiến sĩ yêu nước của ta, đem ra tòa án xét xử, kết tội tử hình đem ra pháp trường xử bắn, hoặc kết án tù chung thân khổ sai, giam cầm đày đọa trong các nhà tù với những hình thức tra tấn cực kỳ dã man của thời trung cổ; không còn thấy những cảnh nhân dân nghèo khổ ở nông thôn và thành thị không đủ khả năng đóng sưu, đóng thuế, phải trốn chui trốn nhủi để tránh sự lùng bắt của bọn tuần đinh, mã tà; không còn thấy cảnh các tá điền bị chủ đồn điền bóc lột tận xương tận tủy, phải bán vợ đợ con cho bọn cường hào địa chủ; không còn thấy những cảnh cu li tại các đồn điền cao su bị bọn chủ thực dân Pháp sai bọn cặp rằng đánh đập, cưỡng bức lao động tận lực mà không cho ăn đầy đủ đến nỗi phải chết dần chết mòn, đem thân xác làm phân bón cho cây cao su v.v.. mà chỉ thấy những gì người Pháp còn để lại như các dinh thự, lâu đài nguy nga tráng lệ ở các thành thị, những tuyến đường kinh thẳng tắp thuận tiện cho việc lưu thông tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn, những tuyến đường bộ nối liền các tỉnh với nhau mà xe hơi các loại chạy bon bon, những bệnh viện đầy đủ tiện nghi với những lớp bác sĩ do các trường của Pháp đào tạo, những trường học khang trang mà ngày nay con cháu chúng ta đang lui tới học tập.
Vì chỉ thấy những cái đó nên lớp người mới này đã hiểu một cách mơ hồ, thậm chí không đúng với bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ.
Nhưng rất tiếc cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào viết đầy đủ về thời gian người Pháp cai trị xứ Nam Kỳ để lớp hậu sinh biết được sự thật về chế độ thực dân Pháp, về nỗi đau khổ của nhân dân ta dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp, biết được sự hy sinh xương máu của cha ông ta đã đổ ra mới có được nền độc lập ngày nay.
Trong thời gian sưu tầm tài liệu để viết cuốn Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, tôi có sưu tầm được một số lớn các sắc lệnh, nghị định suốt gần 100 năm của chính quyền thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ đăng trong bộ Bulletin Officiel de la Cochinchine Française và Bulletin Administratif de la Cochinchine Française về những gì người Pháp đã làm ở đây. Nay có dịp trở lại Trung tâm tìm hiểu thì hầu hết các số báo ấy đã bị mủn nát, không còn khai thác được nữa. Thiển nghĩ những gì tôi đã sưu tập được, nếu không đem ra công bố rộng rãi cũng sẽ cùng chung số phận như những số báo kia thì uổng quá. Vì vậy, không quản tuổi già sức yếu (94 tuổi) và khả năng có hạn, tôi tập hợp số tư liệu ấy trong một công trình biên khảo dưới nhan đề Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954) (gồm 2 tập) coi như một tập hợp các tài liệu gốc để sau này các nhà nghiên cứu trẻ sử dụng thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn.
Là một công trình của cá nhân, chắc không khỏi có nhiều khuyết điểm, kính mong chư vị chỉ giáo cho. Xin chân thành cảm ơn!
NGUYỄN ĐÌNH TƯ
Giọt Mực Của Mưa Huế: Hành Trình Tìm Về Ký Ức
Giới thiệu
"Giọt Mực Của Mưa Huế" là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc, đưa người đọc trở về với mảnh đất cố đô Huế thơ mộng, êm đềm. Cuốn sách là một hành trình tìm về ký ức, nơi những con người, những câu chuyện, những khung cảnh xưa cũ được tái hiện một cách sống động, đầy chất thơ.
Nội dung chính
Tác phẩm xoay quanh một người con xa quê, trở về thăm lại Huế sau bao năm xa cách. Qua từng trang sách, người đọc được đồng hành cùng nhân vật chính trong hành trình khám phá lại những địa danh quen thuộc, những con người thân thiết, những ký ức đẹp đẽ đã in dấu trong tâm hồn.
Tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, tả cảnh sinh động, mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thực về vẻ đẹp thanh bình, hoài niệm của cố đô Huế. Đồng thời, những chi tiết nhỏ nhặt, những câu chuyện đời thường được kể lại một cách tinh tế, khiến người đọc như được sống lại những khoảnh khắc đẹp đẽ, dạt dào cảm xúc của tuổi thơ.
Review nội dung sách
"Giọt Mực Của Mưa Huế" là một cuốn sách đầy cảm xúc, mang đến cho người đọc những giây phút thư giãn, xúc động. Tác phẩm là một lời khẳng định về giá trị của những ký ức, của quê hương và những con người thân yêu.
Những ai từng gắn bó với Huế, hay đơn giản là yêu mến vẻ đẹp văn hóa truyền thống của đất nước, đều sẽ tìm thấy sự đồng cảm, yêu mến trong từng trang sách. Bên cạnh đó, cuốn sách còn là một lời khích lệ chúng ta hãy trân trọng những giá trị thiêng liêng của quê hương, của những người thân yêu, và hãy luôn giữ gìn những kỷ niệm đẹp đẽ trong lòng.
Kết luận
"Giọt Mực Của Mưa Huế" là một tác phẩm văn học đáng đọc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam. Cuốn sách xứng đáng là món quà ý nghĩa dành cho những ai yêu mến văn hóa, con người và vẻ đẹp của Huế.
Bản Sao - Replica
Chloe thức dậy trong một căn hầm tăm tối và chợt phát hiện mình chỉ là một cái đầu đã đứt lìa khỏi cổ. Cô chỉ còn là một cỗ máy, một “bản sao”.
Nghẹt thở và căng thẳng trong từng khoảnh khắc là những cảm xúc thật sự bạn sẽ có trong cuộc hành trình đi tìm chính mình của nhân vật Chloe.
Rốt cuộc, Chloe là ai? Hay ai là cô?
Manga Những Bí Ẩn Toán Học - Đài Phun Cá
Câu chuyện hấp dẫn về kiến thức toán học
"Những Bí Ẩn Toán Học" là một bộ truyện tranh đầy thú vị, theo chân các bạn nhỏ trường Kunfu trong hành trình sử dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề xảy ra tại trường học.
Bí ẩn tại đài phun nước
Trong tập truyện "Đài Phun Cá", Stacy, một học sinh chăm sóc các chú cá ở đài phun nước của trường, phát hiện ra chúng đang gặp nguy hiểm. Một hợp chất hóa học độc hại đã bị đổ vào bể nước, đe dọa tính mạng của các chú cá. Stacy cùng các bạn học tại trường Sifu Faiza's Kung Fu phải nhanh chóng tìm ra thủ phạm và cách giải quyết vấn đề này.
Ứng dụng kiến thức toán học
Để tìm ra kẻ xấu và nguyên nhân gây ra sự cố, các bạn học sinh đã sử dụng phép nhân và phép chia một cách thông minh. Qua những tình huống đầy kịch tính, bộ truyện khéo léo lồng ghép các bài học toán học, giúp độc giả dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Review nội dung sách
"Những Bí Ẩn Toán Học - Đài Phun Cá" là một cuốn sách hấp dẫn dành cho các bạn nhỏ. Bên cạnh những tình huống ly kỳ, truyện còn truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề. Các bạn nhỏ sẽ được học hỏi những kiến thức toán học cơ bản một cách tự nhiên, đồng thời phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo.
Bộ truyện "Những Bí Ẩn Toán Học" với phong cách vẽ đẹp mắt và nội dung hấp dẫn chắc chắn sẽ mang đến cho các bạn đọc những giờ phút giải trí bổ ích.
Trích dẫn nhập NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH NHƯ MỘT XU HƯỚNG CỦA VĂN HỌC SO SÁNH HIỆN ĐẠI - Trần Thị Phương Phương
Với mong muốn mở rộng phạm vi quan tâm, hội nhập với bối cảnh nghiên cứu trên thế giới đầu thế kỷ XXI, công trình về văn học so sánh của tập thể các nhà nghiên cứu Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sau cuốn thứ nhất với nhan đề Những cuộc hội ngộ văn chương thế giới - Văn học so sánh: nghiên cứu và dịch thuật tập trung vào các vấn đề lý thuyết và thực hành nghiên cứu nội văn học, được tiếp nối với cuốn thứ hai, tức cuốn sách này Vượt qua những ranh giới của văn chương – Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành.
Các bài viết trong sách cũng đã phần nào chạm tới những vấn đề tiêu biểu nhất mà các nhà văn học so sánh nói riêng, cũng như những người chú ý đến khoa học nhân văn hiện đại quan tâm. Đó là những nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là những nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thông qua khảo sát những vấn đề lý thuyết kịch có từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, quá trình tiếp biến, cải biên từ các tác phẩm văn học đến những sân khấu truyền thống như hát bội của Việt Nam, khon của Thái Lan, hay việc chuyển thể văn học thành các tác phẩm văn học thời hiện đại. Đó cũng là những hướng tiếp cận nhân học văn học đối với hành động học trong lý thuyết tiếp nhận văn học của của Wolfgang Iser, nhân học văn hóa đối với một số hiện tượng văn học nữ. Những hiện tượng văn hóa đại chúng, dù có từ thời cổ xưa như trò Bói bài Tarot hay chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ này như mạng xã hội nhưng đều tác động không nhỏ đến đời sống cá nhân và xã hội, đã được các tác giả của sách quan tâm khảo sát. Vai trò của báo chí, của chữ viết ở đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, nữ quyền, sinh thái đều được soi chiếu trong tương quan với văn học.
Trích VĂN HỌC VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI TOÀN CẦU HÓA - Huỳnh Như Phương
Trong thế giới đang biến đổi với không ít hiểm họa đó, văn học có thể làm gì để bảo vệ dân tộc, bảo vệ con người và bảo vệ chính mình? Văn học chủ lưu của dân tộc cần thu hút phù sa và dưỡng khí từ đất trời của Tổ quốc. Tuy rất kính trọng nhà văn hóa Phạm Quỳnh, và cũng như mọi người Việt Nam, rất yêu tiếng Việt và Truyện Kiều, nhưng từ lâu tôi không tin rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn; có gì mà lo, có gì mà sợ…”. Không, sự còn mất của đất nước không phải chỉ liên quan đến địa hạt ngôn ngữ hay văn học, dù đây là những giá trị vô cùng quan trọng; mà còn là, và chủ yếu là, ở cương vực, lãnh thổ, ở chủ quyền dân tộc, những nền tảng hiện thực cho văn hóa phát triển. Nói “mất văn hóa mới là mất tất cả” có thể gieo rắc ảo tưởng rằng mất chủ quyền, mất lãnh thổ chưa phải là điều đáng sợ. Văn hóa suy đồi chắc chắn sẽ làm suy nhược tinh thần dân tộc, làm rã rời sức mạnh bảo vệ đất nước. Nhưng chủ quyền dân tộc, cương vực, lãnh thổ của Tổ quốc là giá trị vĩnh cửu, là thực thể bất khả nhượng; trong khi văn hóa thì vận động và biến đổi.
Ngày trước ông bà chúng ta đã từng lo âu, thậm chí hoảng hốt trước làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Người thiếu nữ trong thơ Nguyễn Bính chỉ mới ra tỉnh có một ngày, mang về một chút đổi thay, đã khiến người trai làng khổ tâm, hờn dỗi. Ngày nay bao nhiêu người con gái bỏ làng đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… và mang về những đứa con hai dòng máu trước con mắt ngỡ ngàng của các chàng trai hàng ngày vùi đầu trên chiếu nhậu. Họ đã “mất bao nhiêu người tình” trong cuộc “toàn cầu hóa” dị thường này.
Tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình Việt Nam không chỉ xuất hiện trên bề mặt như thế mà thôi. Trong âm thầm, một bộ phận tuổi trẻ đang bứt ra khỏi sợi dây liên kết về tinh thần và nới dần khoảng cách với các thế hệ trước không phải chỉ vì họ đi xa tìm kế mưu sinh, mà vì họ có blog, có facebook để kết nối với một thế giới khác do những quy luật giá trị khác điều chỉnh. Toàn cầu hóa đang biến không ít người trẻ trở thành những “người xa lạ”, theo nghĩa hoàn toàn trung tính - nghĩa là chưa định giá là tích cực hay tiêu cực, ngay trên quê hương mình. Không phải quá lời, khi có người nói một cách hình ảnh rằng toàn cầu hóa đang đi vào phòng riêng của từng gia đình.
…
Như người ta thường nói, khi tham gia một cuộc chơi lớn, hoặc ta phải chấp nhận luật chơi của nó, hoặc ta áp đặt luật chơi của ta. Với lực và thế của nước ta, khả năng thứ hai chỉ là chuyện viển vông. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta chấp nhận vô điều kiện luật chơi của người khác. Bởi văn học mãi mãi vẫn là tiếng nói phản ứng của lương tri trước mọi lạm dụng và cưỡng ép. José Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha được giải thưởng Nobel năm 1998, là người phản đối, đôi khi hơi cực đoan, những định chế của toàn cầu hóa gò ép nhân loại vào những khuôn khổ. Điều thú vị là chính nhờ toàn cầu hóa, trong đó giải Nobel cũng là một định chế, mà tác phẩm của ông, “mới gọi được cánh cửa trái tim của những người cùng thời” như ông từng ao ước.
Vì nghĩa vì tình (Tái bản lần 2 năm 2020)
Hồ Biểu Chánh
(01/10/1885-04/09/1958)
Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh
Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…
Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.
Vì nghĩa vì tình
(Tái bản lần 2 năm 2020)
* Người đàn ông mon men đi lại bàn thờ lấy chai rượu đưa lên coi rồi rót ra chén chung mà uống. Người đàn bà xếp ba tấm giấy bạc kỹ lưỡng rồi bỏ vô túi áo nhỏ. Thằng nhỏ nằm trên võng cứ khóc hoài. Người đàn bà bước lại bồng nó đem để trên ván, rồi nhìn coi thì thấy nó mặc quần áo luôn một cái may bằng lụa trắng có sọc xanh, cổ có viền ren. Mặt mày tay chân nó trắng nõn, tóc nó hớt bôm bê nên trước trán vắn mà hai bên với sau ót lại dài.
Người đàn ông uống hai ba chung rượu rồi trở lại ván vỗ đầu thằng nhỏ mà nói rằng: “Đừng có khóc nữa. Nín đi, rồi sáng tao mua bánh tao cho ăn”. Thằng nhỏ sợ nên mắt ngó dớn dác ngoài cửa rồi khóc thút thít mà kêu rằng: “má ơi, má!”.
Người đàn bà cười mà nói rằng: “Má đâu có mà kêu. Mày ở đây với tao, không được về má mày nữa đâu. Má mày là tao đây, còn người này là tía mày biết hôn. Từ hồi đó đến giờ tao mượn người ta nuôi mày bây giờ tao bắt về. Rày sắp lên ở với tía má đây”.
Thằng nhỏ khóc ré lên. Người đàn bà dỗ nó hết sức mà nó không chịu nín. Người đàn ông trợn mắt nộ nó, nó sợ nên thôi khóc, mà nó còn thút thít hoài. Người đàn bà dỗ hỏi nó tên gì, thì nó nói tên Hội, mà vì nó nói nhỏ quá, lại vừa khóc vừa nói, hai người nghe không rõ, nên tưởng nó tên Hồi.
Người đàn bà bồng nó lại võng nằm mà dỗ nó ngủ. Gà trong xóm gáy vang rân; thầy chùa ở đằng chùa Phật thức dậy công phu, dộng chuông boong boong. Người đàn ông nằm ngay trên ván một lát rồi ngủ khò, mà đứa nhỏ đưa trên võng một hồi rồi cũng ngủ.
Thằng nhỏ này tên là Chánh Hội, cha nó là Lý Chánh Tâm, còn mẹ nó là Thái Cẩm Vân. Khi mẹ nó sanh nó ra được ít tháng thì cha nó đi Tây mà học, để mẹ con nó ở nhà với bà nội.
Cha đi học năm năm, lấy bằng cấp Tú tài rồi trở về xứ, vừa bước vô thì gặp cô nó là Lý Tố Nga, vì việc chồng con bối rối nên tự vận mà chết. Cha nó chôn cất cô nó rồi, kế gặp nhiều cái bằng cớ đủ tin mẹ nó lấy trai, lấy một người ở tỉnh Cần Thơ, mà lại tưởng mẹ nó lấy người ấy mà sanh ra nó đó nữa.
Trong lúc tức giận sầu não, cha nó đánh mẹ nó, rồi lại muốn trả thù sâu hiểm, nên thừa dịp bắt đặng ăn trộm trong nhà, mới bồng nó mà giao cho ăn trộm, cho ăn trộm tiền bạc, muốn ăn trộm đem giấu nó cho biệt tích và tập luyện tánh nết nó thế nào đặng chừng khôn lớn nó trở nên một đứa du côn trộm cướp, làm như vậy là có muốn phạt mẹ nó phải sầu não lìa con, và phạt nó là cái dấu tích dâm bôn, là cái duyên cớ làm cho cha nó đau đớn, xấu hổ. Tại như vậy đó, nên nó lọt vào chốn này đây.
Còn người đàn ông với người đàn bà này là hai vợ chồng: chồng tên là Tư Cu, vợ tên Tư Tiền. Vợ chồng thuở nay không có con, có hai chục sào đất với một cái nhà tranh ở cuối xóm Chí Hòa. Tư Cu không làm ruộng, không làm rẫy, thường nói với người trong xóm rằng để đi làm mướn ăn khỏe hơn, nhưng mà ít thấy làm việc gì cho ai trong làng, duy ban ngày thì be be đi xuống miệt Sài Gòn dọ đường rồi ban đêm rình mò coi nhà nào ngủ mê thì đào hầm, khoét vách mà ăn trộm đồ.
*Trời xui khiến thiệt là kỳ. Chánh Hội lìa mẹ, cách mẹ đã lâu, mà bây giờ sum hiệp, nó trìu mến cũng như thuở nay ở chung một nhà. Nó nói chuyện với mẹ mà cũng nói với cha; nó chọc cho hai người phải nói chuyện với nhau, nó muốn cho hai người đều yêu thương nó, nó nói tía lia, nó tính tưng bừng, làm cho Cẩm Vân chừng ăn rồi thì hết giận chồng nữa được.
Trọng Quí muốn thừa dịp này mà làm cho vợ chồng Chánh Tâm hòa hiệp với nhau, nên biểu Chánh Tâm ra khách sạn lấy hành lý đem vô đây mà ở. Chánh Tâm sửa soạn đi, Chánh Hội đòi đi theo, nó lại biểu mẹ nó cũng đi nữa, đặng chỉ cái nhà lầu hồi trước đó cho nó coi. Cẩm Vân dục dặc không chịu đi, mà không muốn cho con đi, ngặt vì Chánh Hội đòi quá, nên nàng phải đội khăn mà đi với chồng con. Trọng Quí ngồi trước với sốp-phơ và Phùng Sanh, thằng Quì ngồi kề một bên còn hai vợ chồng Chánh Tâm với Chánh Hội thì ngồi phía sau.
Xe chạy đường Thuận Kiều, chừng đi ngang qua nhà lầu, thì Chánh Tâm chỉ mà nói với con rằng: “Đó, nhà của mình đó, con. Để ít bữa ba đuổi họ đi rồi ba dọn đồ về đó cho con ở với ba má”. Thằng Hồi gặc đầu và cười. Nó lại ngó thằng Quì và nói với cha nó rằng: “Nè, ba nuôi thằng Quì nữa, nghe hôn ba. Tôi có hứa với nó hễ tôi gặp ba má tôi biểu ba má nuôi luôn nó nữa”.Chánh Tâm gặc đầu, Chánh Hội cười. Nó lại day qua nắm tay má nó mà nói rằng: “Má biểu ba mua cho cái xe hơi cho tôi đi chơi nghe hôn má”. Cẩm Vân ngó Chánh Tâm mà cười. Chánh Tâm cũng cười và nói rằng: “Con muốn xe hơi, để chiều ba mua cho”. Chánh Hội khoái chí bèn với tay vỗ lưng thằng Quì mà hỏi rằng: “Sướng hôn mậy? Chiều nay tao có xe hơi”.
Ra tới khách sạn. Trọng Quí ở lại đó với Phùng Sanh và thằng Quì, còn để Chánh Tâm lấy hành lý đi với Chánh Hội vô Chợ Lớn mà thôi. Cẩm Vân không chịu, cứ theo nài nỉ phải đi hết vô trong nhà nàng mà nghỉ. Trọng Quí lấy làm vui mà thấy Cẩm Vân đã thuận với chồng rồi, chàng không dám trái ý nàng, nên kêu sốp-phơ biểu đi trả tiền phòng và đem hết hành lý xuống xe.
Khi sửa soạn đi, Chánh Tâm bèn nói rằng: “Trong lúc con tôi bị hoạn nạn thì nó nhờ thằng Quì bảo hộ. Công ơn của thằng Quì tôi không thề quên được. Tôi muốn đem nó về tôi nuôi cũng như con tôi vậy, ngặt vì không biết tía nó có ngăn trở hay không. Vậy sẵn dịp đây, tưởng nên đi lên Đất Hộ kiếm cặp rằng Hơn đặng tôi nói chuyện một chút”.
* Mất con lìa vợ gần sáu năm trường rồi, thình lình trong một buổi mà cha con tương phùng, vợ chồng hội hiệp; làm người ai gặp cái cảnh như vậy, dầu tánh tình trầm tịnh đến thế nào đi nữa cũng khó mà giấu cái mừng, cái vui trong lòng được. Chánh Tâm được sum hiệp với vợ con, tuy chàng không lộ cái vẻ mừng của chàng cho ai thấy, nhưng mà chàng cứ ngồi ngó vợ rồi ngó con mà cười hoài. Lâu lâu chàng ngoắt con lại gần rồi ôm mặt nó mà hun, hoặc chàng lại đứng một bên vợ mà coi vợ may áo cho con bận. Chàng hưởng thú hòa hiệp một cách êm ái vậy đó, ngưởi ngoài dòm vô ai cũng tưởng chàng không vui mừng cho lắm duy Cẩm Vân biết tánh ý chồng, nên nàng hiểu cái cử chỉ ấy là cử chỉ khoái lạc của chồng thuở nay.
So với nhiều thành phố lớn khác ở trong và ngoài nước có lịch sử hàng ngàn năm thì Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đô thị trẻ, nhưng nhờ có vị thế quan trọng nên sớm trở thành điểm giao thoa của nhiều nền văn hoá trên thế giới từ Đông sang Tây, với dấu ấn để lại sâu đậm trong những công trình văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, tôn giáo, kiến trúc, phong tục tập quán trong đời sống xã hội thường nhật. Tất nhiên, con số hơn 300 năm chỉ là chỉ dấu về mặt hành chính, còn tầng tầng văn hoá dưới lòng đất vẫn là những bí ẩn có sức quyến rũ không chỉ đối với những nhà khảo cổ học mà cho cả những cây bút giàu sức liên tưởng sáng tạo nên những tác phẩm có tầm vóc cho thành phố này.
Trong tập 1 của Sài Gòn đất lành chim đậu, tôi đã tái hiện một phần chân dung các nhân vật tiêu biểu như bác sĩ anh hùng Phạm Ngọc Thạch, danh tướng Trần Văn Trà, nhà văn hoá Sơn Nam, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, học giả An Chi, thi sĩ Kiên Giang, hoạ sĩ Choé, nhà văn Nguyên Hùng, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Mỹ Chi, doanh nhân Lâm Xuân Thi,… và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ở tập II này tôi tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc chân dung 12 nhân vật tiêu biểu khác trên nhiều lĩnh vực: nhà cách mạng, nhà sử học Trần Văn Giàu, “vua” vũ khí Trần Đại Nghĩa, bác sĩ anh hùng Nguyễn Văn Hưởng, “vua” dược liệu học Đỗ Tất Lợi, nhà vật lý Nguyễn Chung Tú, nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Thương, nhà lý luận phê bình văn học Lê Đình Kỵ, nhà giáo nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khuê, hoạ sĩ Nguyễn Thị Tâm và các danh tướng Hoàng Cầm, Nam Long, Hoàng Thế Thiện.
Mỗi nhân vật có cuộc đời và sự nghiệp khác nhau đã cống hiến xứng đáng, hết mình cho nhân dân, đất nước và lý tưởng mà họ theo đuổi.
Tôi cũng mong đón nhận sự góp ý chân tình về những thiếu sót để các tập sách được hoàn thiện hơn khi có dịp tái bản.
PHAN HOÀNG
Mặt Nhân Bản Albert Einstein
“Không một ngày Không có EinstEin”
“ Và rồi einstein ở đâu hôm nay? Trong những tìm tòi, nghiên cứu, trong những thí nghiệm, tính toán của chúng ta. Trong những cuốn sách giáo khoa đại học từ vật lý đến lịch sử văn hóa. Trong những lời nói dí dỏm của chúng ta. Trong trái tim bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta, những người gọi điện lúc nửa đêm kể cho nhau nghe về một ý tưởng ngớ ngẩn để giải một bài toán ngớ ngẩn. Trong trái tim những nghệ sĩ, doanh nhân, thợ điện và triết gia mà chúng ta gặp, những người muốn biết công thức e = mc2 thực sự có nghĩa gì ngay khi họ biết chúng ta là những nhà vật lý. Trong tất cả những người trí thức biết làm thế nào để dễ thương, khiêm tốn và đùa bỡn với truyền thông. Trong những người tỏ rõ lập trường. Trong mỗi cuộc biểu tình chống lại vũ khí hạt nhân. Trong tất cả những người trẻ biểu lộ một chút bất kính đối với quyền uy, và trong tất cả những người lớn tuổi uy tín có tư tưởng cấp tiến. Trong những người đã trốn chạy khỏi những gia đình độc tài, áp bức và những nhà giáo dục đầu óc hẹp hòi. Trong tất cả sinh viên của chúng ta, những em có thể giải được một bài toán mà chúng ta không thể giải. Trong tất cả những người chúng ta nghĩ là thiên tài thơ ngây không xem mình là quan trọng lắm. Trong tất cả những nhà vật lý cứng đầu và khó tính, những người nghĩ về những bài toán vật lý như lý do tồn tại của mình. Và trong tất cả những người tìm cách giải quyết những bài toán mà họ biết họ không thể hay sẽ không giải được.”
maria piropulu
Chọn Một Con Đường - Hơi Thở Chánh Niệm và Nếp Sống Thiền
Tác giả: Thượng tọa Thích Giác Viên
Dành tặng: Quý Phật tử, quý đại chúng nhân ngày Tiếp nối của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Lời giới thiệu:
Thượng tọa Giác Viên, đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, được truyền đăng năm 1996 với bài kệ:
> Giác tính sang giàu mỗi phút giây
> Viên đăng thắp sáng cả đêm ngày
> Sen hồng tịnh độ trong tay nắm
> Thanh nhàn ngày tháng bạch vân bay
Cuốn sách "Chọn Một Con Đường" là lời chia sẻ tâm huyết của Thượng tọa Giác Viên về thực hành chánh niệm, đặc biệt là thông qua hơi thở. Tác phẩm cung cấp những kiến thức, kỹ năng và lời khuyên hữu ích cho mọi người, giúp bạn tìm thấy sự an yên, tự do và hạnh phúc trong cuộc sống thường nhật.
Chánh Niệm và Hơi Thở - Cánh Cửa Vào Tự Do
Theo dõi hơi thở, vào biết vào, ra biết ra, là chánh niệm có mặt. Đó là nền tảng của thực hành chánh niệm, giúp chúng ta tỉnh thức với hiện tại, buông bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
Thực hành:
- Kết hợp hơi thở với bước chân: Để ý hơi thở vào mỗi bước chân, thở ra mỗi bước chân.
- Chánh niệm tiếp xúc: Chú ý đến cảm giác bàn chân tiếp xúc với mặt đất, nhận thức sự xúc chạm một cách rõ ràng.
- Quan sát không gian: Khi làm việc đòi hỏi sự tập trung, hãy tập trung vào một đối tượng đơn giản như không gian trước mặt.
- Theo dõi hơi thở và quan sát: Trong những lúc bình thường, như ngồi trên xe, hãy theo dõi hơi thở và quan sát cảnh vật xung quanh.
Lợi ích:
- Tăng cường sự tỉnh thức, an yên và tập trung.
- Kiểm soát cảm xúc, ứng xử khôn ngoan trong những tình huống khó khăn.
- Thấy rõ sự vô thường, vô ngã trong mọi sinh hoạt.
- Trải nghiệm hạnh phúc, tự do, tự chủ và an toàn trong đời sống.
Suy Nghĩ và Cách Nhìn
Suy nghĩ là công cụ cần thiết để làm người, nhưng cần được sử dụng một cách khôn ngoan.
Hai loại suy nghĩ:
1. Suy nghĩ tiêu cực: Gây lãng phí năng lượng, dẫn đến bệnh hoạn, bạo lực, hận thù và cô đơn.
2. Suy nghĩ tích cực: Nuôi dưỡng hiểu biết, thương yêu, nhân ái, thánh thiện.
Cách nhìn chánh kiến:
- Duyên khởi, duyên diệt: Mọi sự vật đều thay đổi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, không có sự sinh diệt tuyệt đối.
- Thở chánh niệm: Cảm nhận rõ ràng hơi thở vào ra, nhẹ thô, dài ngắn mà không cần tư duy ngôn ngữ.
Đạo Đức Tự Do
Thở chánh niệm là con đường dẫn đến đạo đức tự do, vắng mặt bản ngã và phiền não.
Thực hành thở chánh niệm thành công mang lại:
- Thân tâm hợp nhất, vắng mặt suy nghĩ, đạt đến chánh kiến.
- Hiểu biết, thương yêu sâu sắc, vắng mặt bản ngã.
- Giảm thiểu chấp ngã, tăng cường khả năng lắng nghe, học hỏi, khiêm cung và cảm thông.
- Xây dựng xã hội an bình, hướng đến sự thống nhất nhân tâm và bảo vệ môi trường.
Kết Luận
"Chọn Một Con Đường" là lời khích lệ quý vị bước vào hành trình thực hành chánh niệm thông qua hơi thở. Hãy dành thời gian để thực tập, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực trong bản thân và cuộc sống. Chánh niệm giúp bạn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, tìm thấy hạnh phúc, tự do và an yên ngay giữa cuộc đời đầy biến động.
Vũ Điệu Buồn Của Chữ
VŨ ĐIỆU BUỒN CỦA CHỮ là tập tạp văn của Nguyễn Thành Nhân. Dường như tác giả rất yêu thơ, và có lẽ đã từng viết nhiều thơ, nhưng lại không hài lòng với những đứa con tinh thần của mình. Anh thổ lộ: “Muốn viết, mê viết mà viết ngày càng không ra chữ. Muốn làm thơ ngây thơ, hồn hậu như hồi mới lớn, mới biết yêu, cứ nghĩ thế nào thì tuôn ra thế ấy cũng không thể nào được nữa. Thơ chẳng còn bao dung dễ dãi với tôi. Làm thơ không tiến bộ nổi, tôi chuyển sang... viết văn xuôi. Nhưng những gì tôi viết ra chẳng mấy khi làm tôi hài lòng.” (Vũ điệu buồn của chữ).
Trong một tạp văn khác (Qua những miền xuân cũ), chúng ta biết nguồn gốc của bài thơ đầu tay mà chính bản thân tác giả cũng không còn nhớ, anh viết: “Tôi ra ngồi ngó những con bướm vàng bay chấp chới trên những đóa hoa vàng, và nảy ra một vài câu thơ xuân đầu tiên trong trí óc. Tôi chép lại mấy câu thơ đó và còn giữ được chúng vài năm, lý do để giờ đây còn nhớ tới sự tích ra đời của chúng, nhưng chẳng thể nào nhớ nổi mình đã viết gì. Chao ôi, tôi chỉ có tâm hồn thi sĩ, nhưng lại chẳng có thi tài. Từ bài thơ đầu tay đó tới giờ tôi làm thơ không nhiều, không liên tục nhưng cũng kha khá.”
Qua một số bài viết như Qua những miền xuân cũ, Vũ điệu buồn của chữ, Về thăm chiến trường xưa… người đọc có thể hiểu thêm chút ít về cuộc đời của tác giả, chỉ những chi tiết rất nhỏ, nhưng chúng gợi lên một thời kỳ, một giai đoạn xã hội anh đã trải qua. Một số bài viết khác như Nghĩ về nhà thơ Quang Dũng; Đọc Tây tiến viễn chinh; Đọc Như mơ thấy bướm của Ngô Khắc Tài; Đêm mưa đọc Sài Gòn giữa cơn mưa; Mạc Can, người nói tiếng bồ câu; Đọc lại Dưới ánh sao thu của Knut Hamsun… phản ánh với chúng ta những cảm nhận, cảm xúc của Nguyễn Thành Nhân đối với những tác phẩm hay tác giả mà anh đã đọc.
Những suy tư trằn trọc của anh về nghề (viết và dịch) về vấn đề sáng tác, xuất bản, về thế thái nhân tình và cả những cảm xúc vui buồn rất đời thường của anh cũng thể hiện qua một số bài như Nắng
nhớ, Cám ơn em và những bài hát cũ, Dịch thuật - con dao hai lưỡi, Một phát hiện mới về Mrs. Dalloway…
Với giọng văn có khi hiền lành dung dị, có lúc lại táo tợn “ba gai”, toàn tập VŨ ĐIỆU BUỒN CỦA CHỮ gợi cho người đọc nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Và chúng ta cũng có một cái nhìn mới hơn về tác giả sau khi đọc tác phẩm này của anh.
Sài Gòn Năm Xưa (Tái Bản 2018) - Một Chuyến Du Hành Về Quá Khứ Sài Gòn
Lời giới thiệu của tác giả
Tác giả Vương Hồng Sển, một người con của Sài Gòn với niềm đam mê lịch sử và văn hóa, chia sẻ động lực viết nên cuốn sách này: "Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra! Nín ư? - Người cười, càng thêm khó chịu!". Từ sự bối rối khi được hỏi về gốc tích hai chữ "SÀI GÒN", ông quyết định chia sẻ những kiến thức và tài liệu quý giá mà mình tích lũy được về Sài Gòn xưa, hy vọng mang đến cho độc giả những góc nhìn mới về thành phố thân yêu.
Nội dung cuốn sách
Sách dựa trên bài khảo cứu "Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs" (ký ức lục khảo về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận) của học giả Trương Vĩnh Ký, được viết vào năm 1885, 25 năm sau khi Nam Kỳ thất thủ. Vương Hồng Sển đã dựa vào bài viết này như nền tảng để kể tiếp, bổ sung và nối dài dòng lịch sử của Sài Gòn, từ thời Pháp thuộc cho đến khi thành phố trở về với dân Việt, trải dài hơn một trăm năm.
Cuốn sách tập trung vào những khía cạnh sau:
Lịch sử Sài Gòn từ thời Pháp thuộc: Tác giả đặc biệt chú trọng vào những giai đoạn giao thời giữa người Pháp và người Việt, những câu chuyện về sự va chạm văn hóa, những câu chuyện "Tây đến Tây đi" chưa ai nói rõ ràng, những sự kiện được nghe tận tai, thấy tận mắt hoặc được các cố lão thuật lại.
Những câu chuyện "vụn vặt" về Sài Gòn: Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về cuộc sống, văn hóa, con người Sài Gòn xưa.
Sự kết hợp giữa tài liệu lịch sử và hồi ký: Vương Hồng Sển sử dụng những tài liệu lịch sử, hồi ký, những ghi chép riêng của mình để tái hiện Sài Gòn một cách sinh động và chân thực nhất.
Review nội dung sách
"Sài Gòn Năm Xưa" là một tác phẩm quý giá, mang đến cho độc giả những thông tin độc đáo và những câu chuyện hấp dẫn về Sài Gòn trong quá khứ. Bằng giọng văn mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc ngược dòng thời gian, khám phá những nét đẹp văn hóa, những câu chuyện lịch sử, những con người và những biến cố đã góp phần tạo nên Sài Gòn như ngày nay.
Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Sài Gòn, mà còn là món quà tinh thần ý nghĩa dành cho những người yêu mến và tự hào về thành phố này.
Thông tin về tác giả
Vương Hồng Sển (1902 - 1984) là nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, dân tộc học Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: "Sài Gòn Năm Xưa", "Những Làng Nghề Xưa", "Văn Hóa Ẩm Thực Sài Gòn",… Ông được xem là một trong những người am hiểu nhất về lịch sử, văn hóa Sài Gòn xưa.
Lời kết
"Sài Gòn Năm Xưa" là một cuốn sách đáng đọc, không chỉ dành cho những người yêu thích lịch sử, văn hóa, mà còn dành cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về cội nguồn của thành phố Sài Gòn. Bằng sự kết hợp tài tình giữa kiến thức lịch sử và những câu chuyện đời thường, Vương Hồng Sển đã mang đến cho độc giả một cuốn sách đầy cảm xúc, giúp chúng ta hiểu thêm về quá khứ, thêm yêu và tự hào về Sài Gòn.
Thời Gian Trong Mắt Tôi
Cuốn hồi ký và những ghi chép, bài báo của Nhà giáo Nhân dân - Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp (1911-2006) do chính ông viết và đã được NXB Vãn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in, phát hành năm 1993 với số lượng hạn chế.
Trong Thời Gian Trong Mắt Tôi, ông đã chuyển tải, ghi lại những tháng ngày sôi động, trong sáng, nhiệt huyết của một TRÍ THỨC TÂY HỌC, để lại tất cả để đi theo Cách mạng, phục vụ nhân dân, chiến sĩ trong dòng chảy của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trọn vẹn 60 năm của cuộc đời mình: Cho đến khi ông nhắm mắt xuôi tay, 2006. Ông được ví như cây đa trong ngành Y, là “máy cái” trong công cuộc xây dựng và đào tạo cán bộ cho ngành Y tế Cách mạng miền Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Cây Cao Su Ở Việt Nam Dưới Góc Nhìn Lịch Sử - Sinh Thái (1897-1975)
"Kể từ cuối thế kỷ XIX khi được trồng thử nghiệm thành công cho đến ngày nay, cây cao su đã gắn bó mật thiết, trở thành một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ thành công bước đầu ở các vườn bách thảo và trạm thực nghiệm, cây cao su đã được trồng rộng khắp ở nhiều nơi thuộc vùng Đông Nam Bộ, kể cả ở đảo Phú Quốc. Dưới tán rừng cao su, những đồn điền được thành lập, đội ngũ công nhân cao su được hình thành và ngày càng lớn mạnh.
Dưới bóng mát của cây cao su, bao nhiêu phận đời, bao nhiêu sự kiện, biến cố đã xảy ra. Không những thế, cây cao su còn “phủ bóng” lên đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở bên ngoài phạm vi các đồn điền, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ.
Trong những thập niên vừa qua, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu về cây cao su ở Việt Nam. Những ấn phẩm này chủ yếu tập trung vào sự thành lập và cơ chế vận hành đầy tai tiếng của các đồn điền cao su cùng nguồn lợi nhuận khổng lồ mà tư bản Pháp đã thu được từ đây, về đời sống cơ cực và những phong trào đấu tranh của công nhân cao su trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ… Những thông tin mang tính khoa học về nghiên cứu, trồng và khai thác cây cao su, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, mối liên hệ giữa ngành cao su Việt Nam với quốc tế… cũng được đề cập rải rác ở một số sách báo, trong đó, tiêu biểu là cuốn 100 năm cao su ở Việt Nam của tác giả Đặng Văn Vinh.
Cuốn sách Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 – 1975) mà bạn đọc đang cầm trên tay có cách tiếp cận khác. Trong ấn phẩm này, tác giả Michitake Aso đã xem xét cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử gắn liền với Sinh thái học. Trong đó, cây cao su, với tư cách là một giống thực vật ngoại lai, khi được du nhập và trồng trên diện rộng ở Việt Nam đã chịu tác động của những điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, lao động, sức khỏe, điều kiện kinh tế, quan niệm chính trị… của nước ta. Ở chiều ngược lại, khi được trồng thành công ở Việt Nam, cây cao su đã tạo ra những biến đổi sâu sắc về môi trường tự nhiên, đời sống chính trị, kinh tế, xã hộ và có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chiến sự trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, tác động sâu sắc đến đời sống và phong trào đấu tranh của công nhân ở các đồn điền cao su nước ta. Cuốn sách đã cho thấy rõ tác động qua lại giữa cây cao su và môi trường nơi nó sinh sống, đời sống của cây cao su xoắn bện với đời sống của con người, sự phát triển của cây cao su gắn chặt với từng chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này, Tiến sĩ Michitake Aso đã có nhiều chuyến đi tới văn khố Việt Nam, Pháp, Mỹ, Campuchia… gặp gỡ với các chuyên gia về cao su, phỏng vấn trực tiếp những cựu công nhân từng làm việc trong các đồn điền trước và sau năm 1945… để có được nguồn tài liệu tham khảo vô cùng phong phú. Ông đã sử dụng tri thức khoa học liên ngành, có thể kể đến như địa chất học, địa lý học, nhân chủng học, chính trị học, kinh tế học, y học… để làm rõ mối tác động qua lại giữa cây cao su và mọi mặt đời sống ở Việt Nam. Vốn tri thức và nguồn tài liệu phong phú mà tác giả sử dụng đã góp phần quan trọng làm nên thành công của tác phẩm. Cuốn sách được trao Giải thưởng Henry A. Wallace vào năm 2018 của Hội Lịch sử Nông nghiệp (Mỹ) và Giải thưởng Charles A. Weyerhaeuser vào năm 2019 của Hội Lịch sử Rừng (Mỹ).
Những Nụ Hôn Thời Mắc Dịch
"LẠ, KỲ THÚ BẤT NGỜ và VUI VẺ... đó là cách mà Hữu Thiện xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ Cười, nay được in lại trong hai tập sách này. Với những câu chuyện trên Tuổi Trẻ Cười, nhà báo Hữu Thiện rủ bạn đọc rong chơi trong một miền của những điều kỳ lạ, ngộ nghĩnh, tức cười... của thế giới con người hiện đại, và cả của... “thế giới lông mao và lông vũ”. Thế giới của mọi thứ diễn tiến tinh vi và mâu thuẫn, Hữu Thiện kéo mọi người vào những phân vân về thời đại của mình." - Nhà báo Nguyễn Văn Tiến Hùng (Thư ký Toà soạn báo Tuổi Trẻ Cười)
Cuốn sách gồm 3 phần:
Yêu kiểu gì trong thời mắc dịch là một... Nhật ký “mèng ơi” trên rất nhiều khía cạnh, lĩnh vực trong thời Cô-vít - ghi chép tinh tế và chọn lọc song hầu như không kết luận, để nhường lại cho mỗi người đọc tự ngẫm nghĩ giữa lúc đại dịch vẫn chực chờ quay trở lại...
Đen mun và trắng ngà dành cho một nửa thế giới, gồm cả bạn đọc nữ và những ai luôn quan tâm, yêu thương phụ nữ. Có những quả ngọt và cả những quả mang vị đắng, như những câu chuyện về nạn Chikan (phụ nữ bị “mò mẫm” nơi công cộng), hay trò tệ hại chụp lén dưới váy phụ nữ,... rất đáng suy ngẫm.
Nỗi sợ mất “dế” giữa thời FoMO giới thiệu nhiều khái niệm chuyên ngành, như Big Data, Deep Fake, Phubbing, hay Sharenting,... nhưng lại rất dung dị, dễ hiểu, cùng nhiều câu chuyện lôi cuốn, dở khóc dở cười khi con người quá phụ thuộc vào các thiết bị di động, hồn nhiên... khoe thân, mê mải khoe con trên mạng, cùng lời cảnh báo tâm huyết: “Web sẽ không thể xoá cho chúng ta những kỷ niệm đắng” (Trích Lời Nhà xuất bản)
Quân Sư Và Những Vụ Án - Truyện Tuổi Thơ Nghịch Ngợm 1980-1990
Đôi Lời Cùng Bạn Đọc
Hiện tại, chúng ta dang sống ở thời công nghệ số 4.0. Nếu thứ quay nguợc thời gian, trớ về với tuối thơ của những nguời sống tại Nam Trung Bộ, Nam Bộ, vào những năm thuộc thập ký 80 của thế ký truớc, thời mà chưa có điện thoại di động, chua có máy vi tính, chưa có iPad, chua có internet. lẽ dĩ nhiên là chua có trò chơi điên tử, chua có các mạng xã hội, “chát chít”...; thâm chí tivi còn chua phố biến thì chắc hắn chúng ta sẽ cảm thấy tuối thơ vào thời ấy rất vô vị, nhạt nhếo. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, tuổi thơ của những người sống vào thời ấy lại có cơ hội trải nghiệm những trò chơi dân gian, những trò chơi do nhóm tự nghĩ ra, những trò nghịch ngợm, tinh quái nhưng rất hóm hinh, đáng yêu nhu đánh trận giả, đấu gụ, săn gà rừng... mãi mãi là ký niệm ăn sâu vào tiềm thức của họ - những người tính tới nay đã vào vai chú bác, ông bà.
Với các ban trẻ thì Quân sư và những "vu án” có thế sẽ mang lại chút chút hiếu biết về tuối thơ của những ngày "xua xua"
Hack Não Chữ Hán - Bài Tập (Tái Bản 2022)
Bộ sách có 2 quyển (quyển bài học, quyển bài tập) gồm những phần sau:
Phần một: Sơ lược về kiến thức chữ Hán, giúp người học hiểu rõ nguồn gốc chữ Hán từ đâu mà có? Bằng cách nào để tạo ra chữ? Cấu tạo chữ; quy tắc viết chữ; Cách xác định bộ thủ; Cách nhớ chữ Hán.
Phần hai: Giả tích nguồn gốc của từng chữ, ý nghĩa của từng chữ, cách viết, cách đọc, cách nhớ, cách dịch, cấu tạo của chữ, chữ này có thể ghép với chữ nào để tạo ra từ, làm tăng vốn từ vựng cho người học một cách nhanh chóng.
Sử dụng “HACK NÃO CHỮ HÁN” Quyển bài học giúp người học nắm được ý nghĩa, cách viết của 20 bộ thủ, 170 chữ Hán thuộc trình độ sơ cấp ( tương đương HSK cấp độ 1); Quyển bài tập biên soạn dựa trên bài khóa của Giáo trình Chuẩn HSK1 giúp người đọc học sau khi đọc hiểu ý nghĩa của chữ, sẽ tiến hành tập viết, làm bài tập củng cố khả năng nhận biết mặt chữ, ghi nhớ chữ Hán.
Quán Thủy Thần - Nỗi Buồn Xuyên Suốt Dòng Chảy Cuộc Sống
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Quán Thủy Thần là tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Hải Yến, được tái bản lần 1 vào năm 2020 và đã giành giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019.
Tác giả Nguyễn Hải Yến hiện là giáo viên trường THCS Thị trấn Gia Lộc, Gia Lộc, Hải Dương. Quê quán của bà ở Lam Sơn, Thanh Miện, Hải Dương.
Với 10 truyện ngắn, Quán Thủy Thần là một bức tranh buồn về dòng chảy cuộc sống, phản ánh những bi kịch của sự phát triển xã hội Việt Nam. Nỗi buồn trong truyện của Yến có nhiều sắc thái: thắt ruột, sáng trưng, nhẹ thênh, trong vắt… nhưng tất cả đều dẫn về cái bi kịch của sự phát triển xã hội, đặt ra những vấn đề nan giải về văn hóa và số phận dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu đầy khốc liệt và phức tạp của thế kỷ 21.
Review nội dung sách
Quán Thủy Thần là một tập truyện ngắn đầy cảm xúc, khiến người đọc không khỏi bùi ngùi trước những câu chuyện đời thường đầy đau đớn, khốn cùng, khổ ải bởi chia ly, bởi nhầm lẫn, bởi tuyệt vọng và hy vọng.
Yến đặt cho mỗi truyện một cái tên đẹp đẽ, lãng mạn: Hoa đại đỏ, Hoa mơ dại, Hoa mẫu đơn trắng, Hoa gạo đỏ, Giếng mắt rồng, Đò giang sông nước, Quán xá ven bờ… Những cái tên ấy như những cánh hoa mỏng manh, tô điểm cho dòng chảy cuộc sống đầy bi thương.
Nỗi buồn trong truyện của Yến bao trùm lên tất cả các nhân vật nữ. Từ những cô gái trẻ bị số phận nghiệt ngã đẩy vào vòng xoáy đau khổ (mẹ phải bỏ thai vì sinh con gái, cô gái trẻ bị xe cán chết trên đường về nhà…), đến những người vợ bị phản bội, bị bạo hành, bị khinh rẻ, chà đạp… và cả những bà mẹ chồng, mẹ vợ già nua cũng không thoát khỏi kiếp lầm than.
Tuy nhiên, Yến không để cho nỗi buồn bao trùm lên tất cả. Bà vẫn dành cho những nhân vật của mình sự cảm thông, sẻ chia, lý giải thông suốt, để họ được an nhiên trong sự hồi tâm.
Quán Thủy Thần không chỉ là một tập truyện ngắn về nỗi buồn, mà còn là một tiếng thở dài xót thương của thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:
> Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc phận cũng là lờichung.
Quán Thủy Thần là một tác phẩm đáng đọc, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc sống, về số phận con người, về những giá trị truyền thống đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại.
Phong cách viết
Phong cách viết của Nguyễn Hải Yến rất riêng biệt. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, nhưng vẫn đầy sức gợi. Những chi tiết miêu tả về cuộc sống đời thường được Yến khắc họa một cách tinh tế, tạo nên những bức tranh chân thực, sống động.
Bà có khả năng dẫn chuyện thu hút, khiến người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện từ những trang đầu tiên. Yến dành cho mỗi nhân vật của mình một sự quan tâm đặc biệt, miêu tả họ một cách chân thật, đầy cảm thông.
Đánh giá chung
Quán Thủy Thần là một tập truyện ngắn đầy cảm xúc, phản ánh chân thực những khía cạnh đời sống xã hội Việt Nam. Tác phẩm mang đến cho người đọc những giây phút lắng đọng, suy ngẫm về cuộc sống, về số phận con người, về những giá trị truyền thống đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại.
Phong cách viết của Nguyễn Hải Yến rất riêng biệt, đầy sức gợi, tạo nên những bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống đời thường. Quán Thủy Thần xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Nếu ví cuộc sống là một khuông nhạc thì ở đó, mỗi một con người là một nốt nhạc. Vậy sẽ có người may mắn được làm nốt thăng thì cũng có người lặng lẽ làm một nốt lặng, có người ở nốt bổng thì cũng có người ở nốt trầm. Song dù trầm hay bổng, thì mỗi một nốt nhạc đều có một giá trị nhất định trong khuông nhạc, để tạo nên “bản tình ca cuộc sống” đầy đủ các cung bậc cảm xúc…
22 truyện ngắn, 22 câu chuyện với rất nhiều thân phận con người trong xã hội hiện đại. Những câu chuyện chỉ quanh quẩn đâu đây trong cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ này. Nó như một bản tình ca mà chúng ta hay nghêu ngao hát, đôi khi vì quá quen nên không nhận ra mình đã từng gặp họ hay họ đã từng lướt qua đời mình.
Quyển sách Dắt dìu về thuở ấu thơ mang cùng tên bài viết về giải Nobel Sinh lý hoặc Y học 2012. Hai nhà nghiên cứu một già một trẻ để đưa được tếbào trưởng thành trở về thuở ấu thơ là tế bào gốc non trẻ.
Chúng ta sẽ hưởng thật nhiều từ kỳ tích này. Qua quyển sách nhỏ này, tác giả mong muốn được chia sẻ cùng bạn đọc quý mến đôi điều góp nhặt. Bao nhiêu là chuyện thời sự nóng bỏng Dang Ebola đổ vào con sông cái Congo. Con virút tàn độc lại mang tên Ebola, vô hình vô ảnh không có cánh mà bay được khắp địa cầu. Cả loài người đang xính vính.
Đúng là cuộc rượt đuổi sinh học giữa virút và con người. Kỳ thị màu da đen trắng vẫn luôn là vết thương nhức nhối của nước Mỹ, dẫu cho đang có tổng thống mang một phần dòng máu châu Phi. Tổ tiên con người đều có màu da sậm đen cả mà.
Thật nóng bỏng hai giải Nobel. Ngày 6.10.2014, John O’Keefe, May-Britt Moser và Edvard Moser đoạt giải Nobel Sinh l. hoặc Y học. Họ chứng minh chức năng nhận thức của nó là do các tế bào thần kinh thực hiện.
Ngày 8.10.2014 ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học v. đ. phát minh ra kính nanô, đúng là mắt thần thấy được virút và phân tử đơn lẻ. Gẫm chuyện thể thao thắng thua, được mất Olympic Luân Đôn . Thú vị quá. Ngồi nhà được xem tivi và lên mạng theo d.i Olympic 2012, ngày hội sức khỏe lớn nhất của loài người. Cuộc gặp gỡ toàn cầu, thắng bại được mất, đầy màu sắc, nhiều tình người, vài toan tính.Dilma Rousseff người phụ nữ đằng sau World Cup. Trị lành bệnh ung thư, trở thành nữ tổng thống đầu tiên nước Braxin năm 2011. Đầu tư thật lớn lao cho World Cup 2014 mà chịu nhiều búa rìu và đắng cay. Thông cảm, thương mến và nể phục.
Cậu bé Messi có năng khiếu bóng đá đặc biệt nhưng chiều cao dừng ở 1,40m. Có ông thần đèn bay đến tận Nam Mỹ đem cậu về Tây Ban Nha. Lại được thuốc tiên làm cao lên tới cỡ để thành cầu thủ số một hành tinh. Chuyện thần tiên đời nay. Simona Halep, tay vợt tennis nữ thu nhỏ ngực từ 34DD còn 34C, người nhẹ như tiên, lên hạng như diều. Năm 2014 có lúc xếp hạng hai thế giới. Nhớ chuyện xưa bàn chuyện nayVào thời cổ Hi lạp, Rắn quấn cây gậy của Asclepius là biểu tượng của Y học. Rắn với gậy tượng trưng cho sự hứng khởi và các hiểm nguy của việc chữa bệnh. Các lôgô rắn hiện đại, dấu vết của văn hóa xưa, nhắc nhở chúng ta cuộc giằng co luôn tiếp diễn.
Chuyện đời nay. Mang gen BRCA1 đột biến, minh tinh Angelina Jolie đ. mạnh dạn chấp nhận cuộc mổ đoạn nhũhai bên ph.ng ngừa ung thư vú. Vẫn c.n trăm mối tơ v.. Nghệ nhân Hugo Chavez. Cuối năm 2011, Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela trao tặng Cristina de Kirchner Tổng thống Argentina, một bức tranh vẽ ông ta và Nestor Kirchner chồng quá cố của bà, nguyên Tổng thống Argentina. “Người ta không nghĩ là tôi đã vẽ bức tranh này”. Biết góc nghệ sĩ sâu thẳm trong Chavez, tôi thấy thật yêu mến ông. C.n nhiều chuyện nữa: Vui chuyện đôi g., Người xưa dặn dò, L.o Bush nhảy dù...
Các giải Nobel kết tụ tinh hoa
Dắt dìu về thuở ấu thơ . Năm 1962, Gurdon chứngminh sự biệt hóa của các tế bào thì đảo ngược được. Năm2006, chỉ cần bốn gen Yamanaka có thể dẫn dắt các tế bào trưởng thành trở về trạng thái các tế bào gốc đa năng.Một giải Nobel hai cống hiến. Năm 1990, bác sĩ Donnall E. Thomas cha đẻ của ghép tủy xương nhận giải Nobel Y học cùng với bác sĩ Joseph E. Murray, người khơidựng ghép tạng. Bác sĩ Thomas đã mở ra một kỷ nguyên mới: ghép tủy xương trở thành cách điều trị ung thư máu và các loại bệnh máu khác. Từ cuộc ghép thận đầu tiên thành công của bác sĩ Murray, đã có hàng trăm ngàn cuộc ghép tạng nhiều loại được thực hiện trên toàn thế giới.
Sáng mới một vì sao. Một mình hai giải Nobel Hóa học chuyện chưa từng có, Fred Sanger là cha đẻ của giải vốn gen người. Ông vừa từ biệt chúng ta năm 2013, dòng chảy sinh học cuồn cuộn.
Bầu trời đầy sao sáng. Năm 2013 đ. sang trang. Nhiều vị đoạt giải Nobel đã qua đời. Xin kể các chuyện có thể bạn chưa nghe về những con người có lẽ bạn chưa biết được ảnh hưởng đời sống chúng ta theo cách bạn không ngờ.Các dòng sông ra biển. Rontgen nhận giải Nobel Vật lý đầu tiên năm 1901 và tìm ra tia X. Sau đó người ta dung chùm tia thần kỳ này để nh.n thấu suốt vật chất. Có 28 giải Nobel, gồm cả Vật lý, Hóa học và Sinh lý hoặc Y học. Không thể kể hết sự đóng góp lớn lao của khoảng 45 nhà khoa học. Đúng là “Kết tụ tinh hoa của bốn phương”.
Cảm ơn các bạn nhà văn, nhà báo, thầy thuốc đôn đốc thúc và góp. chân tình cho người viết. Rất cảm mến Linh Trân giúp soạn thảo bài vở. Người bạn đời Trần Kim Liên và các con của tác giả lo chăm chút bản thảo. Chân thành cảm tạ Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để tác phẩm được ra mắt bạn đọc.
Người viết vui được trải lòng. Tha thiết mong các bạn đọc quý mến chỉ giúp những thiếu sót.
Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 22 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Chấn Hùng
Hợp Tuyển Văn Học Dân Gian Hàn Quốc
Văn học Hàn Quốc rất phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, những tác phẩm được dịch và giới thiệu ở Việt Nam còn quá khiêm tốn. Bộ Hợp tuyển văn học Hàn Quốc được biên soạn với mục đích dịch và giới thiệu những tác phẩm (trích đoạn tác phẩm) tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm, yêu mến và mong muốn thưởng thức, tìm hiểu văn chương xứ sở Kim chi.
Trước khi bán đảo Hàn bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38 (bắt đầu từ năm 1945 và chính thức từ năm 1953), có một nền văn học truyền thống của chung toàn bán đảo. Sau khi chia cắt, miền Bắc và miền Nam thành hai quốc gia. Ở miền Bắc (North Korea) là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Joseon Minjujueui Inmin Gonghwaguk), cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Triều Tiên. Ở miền Nam (South Korea) là Daehan Minguk (Đại Hàn Dân Quốc), cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Hàn Quốc.
Theo Kim Jung Bae (1) và nhiều nhà nghiên cứu khác, Han (Hàn) trong “bán đảo Hàn”, “người Hàn”, “chữ Hàn”, “dân tộc Hàn”… vốn là một từ tiếng Hàn có nghĩa là “vĩ đại”, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Sau sự sụp đổ của Go Joseon (Cổ Triều Tiên), vào thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên và các thế kỷ đầu sau Công nguyên, ở Trung và Nam bộ bán đảo Hàn hình thành ba liên minh bộ lạc là Mã Hàn, Thìn Hàn, Biện Hàn. Các liên minh bộ lạc này đến thế kỷ IV bị sát nhập vào các nước Tam Quốc của Korea. Từ Han được chuyển sang Hán tự là 韓, 幹, hay 刊, có sự phân biệt với từ chỉ người Hán (漢) hoặc nước Hàn (韓) thuộc về Trung Hoa.
Khi trình bày văn học dân gian, văn học cổ điển, tức là những thời kỳ mà bán đảo Hàn chưa bị chia cắt, một cách chặt chẽ, cần dùng thuật ngữ “văn học Korea” (Korean Literature), không phân biệt Bắc (North Korea) và Nam (South Korea). Tuy nhiên, do điều kiện tư liệu về văn học Triều Tiên (North Korea) còn rất thiếu thốn ở Việt Nam, ngay khi tìm hiểu văn học dân gian, văn học trung đại, chúng tôi cũng như giới nghiên cứu ở Việt Nam nói chung chỉ có thể dựa vào nguồn tư liệu tác phẩm, tài liệu tham khảo của Hàn Quốc. Vì vậy, khái niệm “Hàn Quốc” trong tên của bộ sách Hợp tuyển này được hiểu theo nghĩa rộng với phạm vi “bán đảo Hàn” cho đến trước năm 1945 và được hiểu theo nghĩa hẹp với phạm vi Đại Hàn Dân Quốc từ năm 1945 trở đi.
Bộ sách Hợp tuyển văn học Hàn Quốc bao gồm 3 cuốn: (1) Văn học dân gian, (2) Văn học cổ điển, (3) Văn học hiện đại.
Bộ sách này thuộc khuôn khổ Đề án Phát triển tài nguyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Hàn Quốc ở Việt Nam thực hiện trong ba năm 2012 - 2015 với sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc.
Dẫu là góc nhìn của một người Pháp, nhưng rõ ràng L. Roubaud đã có những nhận xét, đánh giá ở thời điểm đó với chủ kiến riêng, chứ không hoàn toàn bị chi phối bởi màu da hay tư tưởng mà người Pháp hiện diện ở Việt Nam và Đông Dương lấy làm cớ để thể hiện uy thế của kẻ thống trị. Điều đó giúp cho các nhân vật, sự kiện được ghi chép lại chân thực, sống động, thậm chí có những sự kiện ở chừng mực nào đó, góp phần lột trần bản chất đàn áp, bóc lột của chính thực dân Pháp như phần "Một ngàn năm trăm người im lặng", phần "Trừng phạt một làng"... Qua ghi chép của L. Roubaud, những người yêu nước chân chính như trường hợp Ký Con hiện lên với vẻ mặt bình thản trước kẻ thù, tươi cười lạc quan và mục đích "làm loạn" đánh đuổi Pháp rất rõ ràng dù ít cơ hội thành công: "Người ta phải khởi sự trước, rồi người khác tiếp tục. Chúng tôi không thành công, kẻ đến sau sẽ thành công"...
Thực Hành Tiếng Trung Hiệu Quả - Trình Độ Sơ Cấp
Khi tiếp xúc một ngôn ngữ mới, chẳng hạn như tiếng Trung, chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy không biết làm thế nào có thể học tốt: các nào để ghi nhớ từ vựng, cách viết, dùng đúng từ, phân biệt được từ cận nghĩa, nắm được trọng tâm ngữ pháp, đọc dịch suôn sẻ, giao tiếp thành thạo.
Hiểu được những boăn khoăn đó, nhóm biên soạn gồm những giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy Tiếng Trung nhiều năm ở các trường đại học uy tín đã cùng nhau thực hiện bộ sách "Thực hành tiếng Trung hiệu quả, dùng kèm với bộ Giáo trình Hán Ngữ ( tác giả Dương Kỳ Châu), Giáo trình Nhịp cầu ( tác giả Trần Chước) của Đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh.
Bộ sách Thức hành tiếng Trung hiệu quả này gồm 4 quyển, tương ứng với các trình độ sơ cấp - tiền trung cấp - trung cấp giời thiệu các dạng bài tập đa dạng có tính ứng dụng thực tiễn cao lẫn dạng bài tập thường xuất hiện trong những đề thi đánh giá năng lực… Bộ sách sẽ đồng hành và hỗ trợ người học tăng cường thực hành kỹ năng , nâng cao trình độ tiếng Trung trong thời gian ngắn nhất nhằm tự tin bước vào các kỳ thi.
Trò Chuyện Với Khoa Học Và Giáo Dục
'Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là tập hợp những suy nghĩ, quan điểm, và tầm nhìn của tác giả về các vấn đề trên. Nội dung được chia làm 4 phần: Khoa học, đạo đức khoa học, xuất bản khoa học, và giáo dục. Đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, mà chỉ là những ý kiến mang tính thảo luận của cá nhân tôi. Cũng có thể xem những ý kiến này mang tính “phản biện” và góp ý vào chính sách khoa học và giáo dục. Những quan điểm và tầm nhìn trong danh sách này thể hiện cũng là những trải nghiệm của một người đã có hơn 30 năm trong các đại học và kinh qua các môi trường khoa học phương Tây. Tôi không muốn áp đặt những quan điểm lên chính sách ở trong nước, mà chỉ muốn thuyết phục bạn đọc bằng những dữ liệu và kinh nghiệm thực tế. Những suy nghĩ được viết ra với tâm nguyện đóng góp một phần vào nỗ lực đổi mới và xây dựng một nền giáo dục đại học tốt hơn, và một nền khoa học đàng hoàng hơn.
Nước ta đang trong tiến trình hội nhập thế giới. Năm 2016, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và thời điểm này cũng đánh dấu một sự hòa nhập toàn diện nền kinh tế của 10 quốc gia trong vùng, trong đó dĩ nhiên có cả giáo dục và khoa học. Rồi sẽ đến một ngày các trường đại học và nhà khoa học Việt Nam cạnh tranh với các trường và đồng nghiệp ASEAN. Để có khả năng cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải biết những qui ước khoa bảng, những tiêu chí trong khoa học đang được dùng ở các nước ngoài Việt Nam. Tôi tin rằng bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều khác biệt và hiểu thêm những “luật chơi” khoa học quốc tế.
Nhiều ý kiến và quan điểm trong cuốn sách này đã được trình bàu trên các diễn đàn báo chí đại chúng và hội nghị trong nước. Nhân dịp này, tôi trân trọng cám ơn các bài Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuần Việt Nam, VNExpress, Sài Gòn Tiếp thị cũ, Ngày nay, Lao động, Sinh viên Việt Nam đã biên tập và công bố những bài viết của tôi hơn 10 năm qua. Tôi biết chắc rằng những dữ liệu trình bày trong sách, dù đã được xem xét cẩn thận về nguồn gốc, vẫn còn có sai sót hoặc thiếu sót. Do đó, tôi rất mừng nếu nhận được góp ý và bổ sung của bạn đọc.'
(Nguyễn Văn Tuấn)
TIỂU THUYẾT VƯƠNG QUỐC NGHÌN NĂM CỦA KIM KYUNG UK: XỨ KIMCHI QUA CÁI NHÌN SÂU VÀO BẢN THỂ
Kim Kyung Uk sinh năm 1971 tại Gwangju, lấy bằng Tiến sĩ Văn học từ Đại học Quốc gia Seoul và hiện đang giảng dạy chuyên ngành Viết sáng tạo ở Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc. Ông là thành viên của Hội đồng Nghệ thuật Hàn Quốc.
Kể từ khi chính thức gia nhập văn đàn Hàn Quốc năm 1993 với giải thưởng của Tạp chí Thế giới Nhà văn cho truyện vừa Người ngoài cuộc, đến nay Kim Kyung Uk đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá cho 6 tuyển tập truyện ngắn [trong đó có Leslie Chung mất rồi sao? (2005), Đọc trị liệu (2008), Chúa Trời không có cháu chắt (2011)] và 6 tiểu thuyết [trong đó có Quả táo vàng (2002), Vương quốc nghìn năm (2007), Như một cổ tích (2010) và Bóng chày là gì? (2012)].
Ngay cả so sánh với những tác phẩm trước và sau đó của chính Kim Kyung Uk, Vương quốc nghìn năm vẫn đem đến bất ngờ mới mẻ.
Tiểu thuyết xoay quanh số phận của ba thủy thủ sống sót trên con tàu Hà Lan trôi giạt vào bờ biển Joseon những năm đầu thế kỷ 17. Denison trẻ trung trước sau cuồng nhiệt, kiên quyết kiếm đường tẩu thoát, cuối cùng chịu chết trong ngục tù, chưa tròn 18 tuổi. Evoken, ngược lại, có vẻ dễ dàng thích nghi trong cuộc sống với người đàn bà bản xứ, nhưng rồi cũng chết trên chiến trường, sát cánh bên những chiến hữu “dị giáo” chống giặc ngoại xâm, để lại lời trăng trối bằng tiếng “thổ dân” đứt đoạn giữa chừng. Còn duy nhất nhân vật xưng “tôi” để kể lại câu chuyện anh cảm thấy được ký thác, câu chuyện dường như chỉ thực sự bắt đầu khi hai người bạn đã ra đi, để lại anh hoàn toàn cô độc nơi đất khách quê người, cô độc lựa chọn sinh tử, lựa chọn bản ngã chính mình giữa hai tên gọi: cái tên Weltevree anh nhận từ cha mẹ và cái tên Park Yeon quốc vương xứ này đã đặt cho anh.
Lựa chọn? Hay đúng hơn là hòa giải?
“Đồng bào duy nhất của tôi trên mặt đất này chính là bản thể tôi”.
Bằng chuyện kể từ ngôi thứ nhất của Weltevree / Park Yeon như vậy, Vương quốc ngàn nămđã hợp nhất sự thực lịch sử với mộng tưởng, đại tự sự với tiểu tự sự, khám phá xứ sở Kim chi qua cái nhìn từ bên ngoài đồng thời là cái nhìn vào sâu thẳm, vũ trụ và thời gian.
Hơn nữa, đối với dân tộc Hàn như Weltevree / Park Yeon thấy biết thì “thứ khiến đầu óc họ bận rộn hối hả chẳng phải là điều gì thuộc về bản thân họ mà là điều đó được phản chiếu thế nào trong mắt người khác”. Chính đối tượng của cái nhìn đồng thời là cái nhìn. Chiếc gương soi soi vào chiếc gương soi. Tương giao những cái nhìn, những tấm gương soi phương Tây và phương Đông trong Vương quốc ngàn năm có thể khai mở và đan dệt vô vàn ảo diệu, vô vàn sự thật.
“Vương quốc này là một câu đố vĩ đại”. Hay “Nền văn minh của nó là một bài thơ”?
“Khuôn mặt những con người nơi đây không biết chừng đã trở nên giống với những ngọn núi tròn trịa mà họ thấy mỗi ngày”.
“Khí chất tâm hồn họ vừa chứa sức nóng rừng rực của mặt trời vừa mang sự lạnh lẽo của mặt trăng”.
“Ngạo mạn và thương người, nghiêm nghị cùng chân thật đều ẩn chứa trong đôi mắt họ”.
Không chỉ lịch sử bán đảo những tháng ngày gian khó phải đương đầu với giặc Tatar mà muôn mặt đời sống xã hội cùng truyền thống văn hóa lâu đời của Joseon được phản ánh trong Vương quốc nghìn năm vừa chân thực, sinh động vừa xúc cảm kịch tính đồng thời lắng đọng suy tư. Đặc biệt là chân dung tinh thần của một dân tộc hiện lên qua những nét chạm khắc rắn rỏi mà nồng nàn, cô đúc mà vời vợi dư ba.
Bởi vậy, cùng Kim Kyung Uk về với Vương quốc nghìn năm là một hành trình thi vị, quyến rũ đối với độc giả cả ở Hàn Quốc lẫn ở nước ngoài. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Đức.
Ở Việt Nam, bạn đọc từng được làm quen Kim Kyung Uk qua tác phẩm “Đọc trị liệu” (Hiền Nguyễn và Hoàng Thị Trang dịch) trong sách Truyện ngắn đương đại Hàn Quốc (tuyển chọn từ Tạp chí Koreana) [với sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), quý III năm 2019]. Và lần này tái ngộ cùng Kim trong tiểu thuyết Vương quốc nghìn năm qua bản chuyển ngữ của Nguyễn Thị Thu Hà [với sự tài trợ của Viện Dịch thuật văn học Hàn Quốc (Korea Literature Translation Institute)]. Đều là duyên may của những giao lưu nghệ thuật, giao lưu tâm hồn ngày càng thắm thiết giữa hai dân tộc Việt-Hàn.
Tp Hồ Chí Minh, tháng Ba 2020
Phan Thị Thu Hiền
Trích đoạn VƯƠNG QUỐC NGHÌN NĂM
Số phận đang lặp lại. Có lúc là bi kịch, có lúc lại là hài kịch. Giữa lúc đó biển vẫn cuồn cuộn và cái chết thì đang nhảy múa. Biển yêu cái chết còn cái chết nhớ thương biển. Chỉ có duy nhất mình cái chết nhận được sự sủng ái của số phận. Về bản chất, cái chết không phải là bi kịch cũng không phải là hài kịch. Nỗi sợ cái chết ám ảnh đẻ ra bi kịch, còn sự tôn sùng cái chết mù quáng thai nghén nên hài kịch. Vì vậy, phải thân thiết hơn với cái chết để yêu thương số phận một cách chân thật. Trên biển, số phận và cái chết là họ hàng của nhau. Các thuyền viên thường uống rượu vang thâu đêm, vừa hát hò vừa gõ chân nhịp nhàng. Chỉ cần không cảm thấy tuyệt vọng vì khổ đau và không vấn vương vì khoái lạc, thì dẫu có hát về quê hương đã rời bỏ, hay hát về ngôi sao sẽ tạm biệt thì họ đều cảm thấy ổn thỏa.
Kỳ thực, đã rất lâu rồi tôi mới về với biển. Thậm chí tôi còn không thể phỏng tính được đã bao nhiêu năm. Ngay cả năm tháng khiến khắp thế gian đều hằn nếp nhăn dường như cũng né tránh biển. Biển hiện diện ngay trước mắt tôi không khác gì biển trong ký ức. Biển kiêu ngạo như mặt trời và nhạy cảm như mặt trăng. Biển vẫn kích thích trái tim tôi giống như ngày xưa.
Càng xa dần đất liền thì gió càng giật mạnh và sóng biển càng dâng cao. Cả cơn gió dữ dội ập đến cũng kêu rên lặng lẽ khi bị cánh buồm căng phồng như trăng rằm giam cầm lại. Âm thanh khe khẽ của ngọn gió không thể đoán biết giai điệu đã đẩy tàu ra khơi. Khơi xa phương Nam sắp bước vào mùa đông, ngấu nghiến ngoạm vào mạn tàu một miếng rồi liền nhả ra, chẳng khác gì con sói đói cồn cào. Biển cứ xa tít tắp, tận mãi bên kia đại dương.
chẳng ai biết tới.
Trích đoạn BIỂN XA RẤT XA
Cái đáng sợ hơn gió mưa bão tố ở nơi biển cả vô chủ là đụng độ với chiến hạm của quân địch hay đối mặt với hải tặc. Chiến hạm Bồ Đào Nha chỉ cần nhìn thấy lá cờ màu cam là xả đại bác. Ngay cả với chiến hạm Tây Ban Nha, chúng tôi cũng không thể kỳ vọng sự thân thiện. Giữa lúc tình hình mậu dịch ở phương Đông đang phát triển mạnh mẽ thì hải tặc cũng tung hoành trên hải phận các đảo Đông Ấn Độ. Người ta đồn đại rằng hải tặc Trung Quốc sẽ lột da đầu thuyền viên, còn hải tặc Nhật Bản thì cắt tai họ.
Nền văn minh dạy chúng tôi phải khiêm tốn với cái chết. Đứng trước cái chết của một cá nhân, con người của thế giới văn minh sẽ cảm thấy kinh ngạc và khiếp sợ.
Song, với những kẻ dã man thì mọi cái chết đều chỉ là sự phổ quát, y như mọi vật đều bị nhuốm màu chạng vạng khi mặt trời lặn vậy. Lột da hay cắt thịt là đặc tính riêng của cái chết. Cái thi thể có tính cá biệt dữ dội của cái chết làm mất đi sự uy nghiêm của vật sáng tạo do Đấng tạo hóa mô phỏng theo hình tượng của Chúa và thoái hóa chỉ còn là chiến lợi phẩm chứng minh cho sự thắng cuộc bốc mùi hôi tanh.
Một ý thức tư tưởng có thể và thường sống lâu dài hơn cơ sở xã hội và chính trị của nó, huống chi, dưới chế độ thực dân Pháp, triều đình Huế được duy trì, giai cấp địa chủ được củng cố làm chỗ dựa cho đế quốc thống trị.
Cuốn sách làm sáng rõ quá trình xây dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn được phân công phụ trách.
Ngoài ra, cuốn sách tập trung nghiên cứu quá trình xác lập, biến đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự chủ chốt; hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên các phương diện: phát động và điều hành phong trào kháng chiến, lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, Mặt trận Dân tộc Thống nhất, chính quyền, tổ chức nền kinh tế và văn hóa kháng chiến, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Đồng thời, khái quát sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong xây dựng tổ chức và chỉ đạo thực tiễn.…
Hãy Để Cuộc Đời Yêu Bạn là tựa cuốn sách của tác giả Phương Trinh sẽ giúp ta đã đến lúc đặt xuống mọi nặng nề đeo đẳng trái tim.
Và để... đã đến lúc ngả đầu vào vòng ôm tha thiết của cuộc đời!
Bạn đọc biết đến Phạm Hoàng Quân là một nhà nghiên cứu độc lập, với một hướng tiếp cận đặc biệt: nghiên cứu từ thư tịch cổ sử Trung Quốc để chứng minh chủ quyền Việt Nam trong lịch sử. Ông bắt đầu nghiên cứu Biển Đông và các đảo Hoàng Sa – Trường Sa từ năm 2005 và đã được trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm 2015.
“Những mảnh sử rời” gom góp những bài viết và dịch trong hơn mười năm của ông, có bài rất dài như nghiên cứu “Minh thực lục và sách Minh thực lục: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV-XVII” viết cả năm trời, có bài rất ngắn như “Cắt vài lát sử ở chỗ trung tâm thế giới” chỉ viết chừng một buổi, có bài viết lúc tinh thần bực bội với lời lẽ hơi gay gắt như “Bàn về địa danh Thất Châu Dương” với một học giả Trung Hoa, nhưng bù lại cũng có những bài vui vẻ, xuề xòa như “Bia, miệng và sử”. Những bài dịch có khi khởi từ bất chợt như một cách chia sẻ cùng nỗi niềm người trước hoặc có khi về những nghiên cứu của tác giả nước ngoài để qua đó học hỏi hoặc thêm nguồn tư liệu… Đại thể có thể coi đây là cuộc trải nghiệm rời rạc trong quá trình tự trau dồi qua sự tiếp cận ít ỏi vấn đề trong mênh mông lịch sử.
Đồng Khuya Thương Nắng
Trong cuộc sống ta luôn không kịp chuẩn bị cho bất cứ điều gì, đặc biệt là cho những sự đổ vỡ. Vá những sự đổ vỡ trong Đồng khuya thương nắng cũng như vậy. Tất cả đều đột ngột đến nỗi đôi khi ta có cảm giác chỉ có mở đầu và kết thúc, không có điểm ở giữa, không có tiến trình hay tiến trình không còn quan trọng nữa bởi khi nó mở đầu, ta đã biết nó đã kết thúc, con người vẫn không thể từ chối cuộc hành trình khám phá nó ngay tại điểm bắt đầu bởi sự cố chấp cố hữu, bởi hi vọng mọi thứ sẽ khác đi so với tầm đón đợi lý trí. Và chính sự cố chấp hay hi vọng ấy đôi khi lại trở thành nguồn năng lượng để chúng ta tiếp tục sống. Cũng giống như những nhân vật trong Đồng khuya thương nắng. Cũng giống như một ánh trăng trên cánh đồng khuya đủ làm người ta thương nhớ đến vần dương rạng rỡ của những ngỳa đã qua trong đời.
Cười Gượng - Một bức tranh xã hội Nam bộ đầy ám ảnh
Cái nhân và cái quả: Sự trớ trêu của số phận
"Cười Gượng" của Hồ Biểu Chánh đưa người đọc vào thế giới đầy ám ảnh của những con người chìm nổi lặn hụp trong biển khổ, mê mẩn say đắm những mùi trần. Câu chuyện xoay quanh Tú tài Hồng Xương - một người đàn ông ham giàu, bỏ rơi cô Hảo mang thai để cưới vợ khác. Hành động của anh ta là gieo một cái nhân không tốt, và kết cục, anh ta phải gánh chịu những hậu quả nghiệt ngã, khẳng định chân lý "nhân quả": "Hễ ai làm cái nhân tình thì được cái quả tốt, ai làm cái nhân dữ ắt được cái quả xấu cũng như chú lập vườn, hễ trồng giống cam ngọt thì tự nhiên hưởng trái cam ngọt, còn trồng giống cam chua thì tự nhiên hưởng trái cam chua."
Bức tranh xã hội Nam bộ vào đầu thế kỷ XX
Tác phẩm phản ánh chân thực bức tranh xã hội Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX, với những nét văn hóa đặc trưng và sự chuyển biến mạnh mẽ. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận bi thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự đầy chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới.
Phong cách văn chương đặc trưng của Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo. Lối viết bình dị, ngôn ngữ gần lời nói thường ngày, tiểu thuyết của ông luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt trân trọng.
Review nội dung:
"Cười Gượng" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bức tranh xã hội chân thực, một tấm gương phản ánh những mảng tối của đời sống con người. Tác phẩm khiến người đọc suy ngẫm về đạo lý nhân quả, về sự lựa chọn và những hệ lụy của hành động, đồng thời đồng cảm với số phận bi thương của những con người bị cuốn vào vòng xoay nghiệt ngã của cuộc đời.
Với lối viết giản dị nhưng đầy sức lay động, "Cười Gượng" là một tác phẩm đáng đọc, giúp độc giả hiểu thêm về văn hóa và xã hội Nam bộ, đồng thời góp phần khẳng định vị trí của Hồ Biểu Chánh trong nền văn học Việt Nam.
Huỳnh Dũng Nhân - Nghệ thuật tản văn chân thành
Một người kế thừa tài năng
Trước Huỳnh Dũng Nhân khoảng chục năm, báo Lao Động từng có Kỳ Lâm, một cây bút tạp bút tài năng. Sự ra đi đột ngột của anh để lại khoảng trống lớn cho mục tản mạn. May mắn thay, sau chục năm, Huỳnh Dũng Nhân xuất hiện, mang đến cho độc giả những bài tản văn đầy chất lượng, khiến người ta không thể không đọc, không thể bỏ qua như đọc một bài báo thông thường.
Sự chân thành - Cái hay đầu tiên của tản văn Huỳnh Dũng Nhân
Tản văn của Huỳnh Dũng Nhân không hoa mỹ, bóng bẩy, không nỉ non hay ỉ ôi. Anh viết bằng chính trái tim, bằng những ký ức đã được chắt lọc, lắng đọng trong anh nhiều năm trước khi được hiện lên trên trang giấy.
Là nhà báo, đi nhiều, suy nghĩ nhiều, nhưng nếu thiếu đi sự chân thành, Huỳnh Dũng Nhân khó lòng có được tập tản văn "vào" như thế này. Sự chân thành toát ra từ từng câu chữ, từng dòng suy nghĩ, khiến người đọc cảm thấy gần gũi, đồng cảm, như được sống cùng những câu chuyện, những cảm xúc của tác giả.
Tản văn - hơi thở cuộc sống
Tập tản văn mỏng và nhỏ của Huỳnh Dũng Nhân là những khoảnh khắc đời thường được ghi lại bằng một trái tim nhạy cảm và một con mắt tinh tế. Đó là những câu chuyện nhỏ, những cảm xúc vụt qua, nhưng ẩn chứa trong đó là triết lý sâu sắc về cuộc sống, về con người.
Huỳnh Dũng Nhân không chỉ là một nhà báo tài năng, mà còn là một người biết cảm nhận và chia sẻ những điều nhỏ bé trong cuộc sống bằng lòng chân thành. Chính sự chân thành ấy đã tạo nên sức hút đặc biệt cho tản văn của anh, khiến người đọc không thể không cảm thấy rung động.
Thương Quá Nục Ởi! - Cảm xúc về Hương Vị Quê Hương
Giữa Mâm Cơm Gia Đình
"Thương Quá Nục Ởi!" là câu chuyện giản dị nhưng đầy cảm xúc về hương vị ruốc - món ăn dân dã quen thuộc của vùng biển. Tác giả đã khéo léo lồng ghép những chi tiết nhỏ nhặt, bình dị vào câu chuyện, khiến người đọc như được trở về với không gian ấm cúng của gia đình, nơi tiếng cười nói rôm rả hòa quyện với âm thanh giòn tan của bánh tráng bẻ. Bữa cơm gia đình bỗng trở nên rộn ràng, ấm áp hơn bao giờ hết khi có sự hiện diện của ruốc.
Nỗi Nhớ Da Diết
Mùa ruốc ngắn ngủi, khi mùa ruốc qua đi, mâm cơm lại được thay thế bởi những món ăn khác. Nhưng dù là thịt gà, thịt heo, cá hố chiên hay cá lúi kho nghệ, hương vị ruốc vẫn vương vấn trong tâm trí, gợi lên nỗi nhớ da diết. Đó không phải là nỗi nhớ vội vã, nông nổi, mà là nỗi nhớ đằm thắm, dịu êm, một sự tiếc nuối những tháng ngày được thưởng thức món ăn yêu thích.
Ước Gì Giêng Hai Dừng Lại
Tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh Giêng Hai - thời điểm mùa ruốc bắt đầu, để thể hiện nỗi nhớ da diết. "Ước gì Giêng Hai đừng theo bước chân thời gian mà vút qua để cho ruốc còn được nấn níu ở lại" - câu nói như một lời khẩn cầu, một nỗi niềm mong ước được níu giữ hương vị quê hương, được tận hưởng những khoảnh khắc bình dị, hạnh phúc bên gia đình.
Review Nội Dung Sách
"Thương Quá Nục Ởi!" không chỉ là một câu chuyện về món ăn, mà còn là lời khẳng định về tình yêu quê hương, về những giá trị giản dị, ấm áp trong cuộc sống. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc, tác phẩm đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, khiến ta thêm trân trọng những điều bình dị, thân thương trong cuộc sống.
Đọc "Thương Quá Nục Ởi!", bạn sẽ được:
Tận hưởng cảm giác ấm cúng của gia đình, của những bữa cơm giản dị.
Nắm bắt được những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng biển.
Gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, những hương vị tuổi thơ.
Cảm nhận được tình yêu quê hương da diết, một nỗi niềm sâu lắng mà mỗi người con đất Việt đều mang trong lòng.
Loạn 12 Sứ Quân - Tập 5: Mưu Chước Thiền Sư + Tập 6: Vạn Thắng Vương (1 Cuốn)
Khơi Dậy Lịch Sử: Loạn 12 Sứ Quân - Cuộc Nổi Loạn Khốc Liệt Sau Thời Ngô Quyền
Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn. Dương Tam Kha cướp ngôi vua từ tay cháu gọi bằng cậu ruột là Ngô Xương Ngập, mở đầu cho một chuỗi biến loạn, xung đột và tranh chấp nội bộ. Chính quyền trung ương suy yếu, tạo cơ hội cho các thế lực phong kiến nổi dậy, chia cắt đất nước thành những lãnh địa riêng biệt.
Cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt này được gọi là "Loạn 12 Sứ Quân", diễn ra từ năm 965 khi chính quyền trung ương hoàn toàn tan rã. 12 sứ quân, mỗi người nắm giữ một vùng đất, tranh giành quyền lực bằng mọi cách, gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân.
12 Sứ Quân - Những Kẻ Hung Hăng Chia Cắt Đất Nước
Kiều Công Hãn: Chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)
Kiều Thuận: Chiếm giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Vĩnh Phú)
Ngô Nhật Khánh: Chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây)
Nguyễn Khoan: Chiếm giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phú)
Đỗ Cảnh Thạc: Chiếm giữ Đỗ Đặng Giang (Thanh Oai, Hà Tây)
Lý Khuê: Chiếm giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc)
Nguyễn Thủ Tiệp: Chiếm giữ Tiên Du (Tiên Sơn, Hà Bắc)
Lã Đường: Chiếm giữ Tô Giang (Văn Lâm, Hải Hưng)
Nguyễn Siêu: Chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
Phạm Bạch Hổ: Chiếm giữ Đăng Châu (Bàn Động, Hải Hưng)
Trần Lãm: Chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình)
Ngô Xương Xí: Rút về chiếm giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa)
Mỗi lãnh địa của sứ quân tương đương với một vài huyện ngày nay. Cuộc chiến tranh tàn khốc không chỉ khiến nhân dân lâm vào cảnh lầm than, mà còn đe dọa nghiêm trọng nền độc lập vừa mới giành được của đất nước.
Đinh Bộ Lĩnh - Anh Hùng Thống Nhất Quốc Gia
Trước nguy cơ đất nước bị chia cắt và thống nhất bị đe dọa, người dân khao khát một vị anh hùng, một người có thể chấm dứt loạn lạc, mang lại hòa bình cho đất nước. Và vị anh hùng ấy chính là Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Bộ Lĩnh, người làng Hoa Lư, là một con người thông minh, cương nghị và có chí lớn. Ban đầu, ông liên kết với sứ quân Trần Lãm. Sau khi Trần Lãm qua đời, ông trở thành thủ lĩnh của một lực lượng vũ trang hùng mạnh. Với tài năng quân sự lỗi lạc, ông lần lượt đánh bại các sứ quân khác.
Đến năm 967, sau những trận đánh ác liệt, Loạn 12 Sứ Quân chính thức chấm dứt, đất nước được thống nhất dưới quyền cai trị của Đinh Bộ Lĩnh. Chiến thắng này là kết quả của sự đoàn kết toàn dân, là minh chứng cho ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt Nam.
Review Nội Dung Sách
Tác giả Nguyễn Đình Tư đã dày công nghiên cứu và sáng tác nên bộ sách "Loạn 12 Sứ Quân". Ông đã phải đối mặt với nhiều khó khăn khi giai đoạn này là "khuyết sử", chính sử chỉ ghi lại những điểm chính, thiếu đi những chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, với tâm huyết và lòng yêu nước, ông đã vận dụng mọi khả năng của mình để tái hiện lại một cách chân thực cuộc chiến tranh khốc liệt, đầy biến động, góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi về thời kỳ Loạn 12 Sứ Quân.
Bởi lẽ, giai đoạn lịch sử này xảy ra cách đây hơn một nghìn năm, việc tái hiện lại bối cảnh, ngôn ngữ sao cho phù hợp với thời đại là điều hết sức khó khăn. Do đó, tác giả mong nhận được sự thông cảm và góp ý của bạn đọc.
"Loạn 12 Sứ Quân" là tác phẩm lịch sử có giá trị, mang đến cho bạn đọc cái nhìn sâu sắc về một thời kỳ đầy biến động, đầy hào hùng của dân tộc.
Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ: Hành Trình Vượt Qua Cơn Bão Ung Thư
Giới Thiệu Cuốn Sách
"Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ" là câu chuyện đầy cảm động về hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư của đôi vợ chồng trẻ Huỳnh Ngọc Trước và Lê Thanh Phong. Cuốn sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ vào cuối năm 2019.
Nội Dung Chính
Cuốn sách kể về cuộc sống bình yên và hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, cho đến ngày "tử thần" gõ cửa khi anh Trước được chẩn đoán mắc ung thư. Từ đó, họ bước vào một hành trình đầy gian nan, đối mặt với bệnh tật và những thử thách nghiệt ngã của số phận.
Tác giả chia sẻ về những khó khăn, những giọt nước mắt, những nỗi sợ hãi và cả những niềm tin, nghị lực phi thường mà họ đã trải qua trong 450 ngày đêm. Cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư là một cuộc chiến cam go, nhưng với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, họ đã kiên cường chiến đấu, không bao giờ từ bỏ hy vọng.
Thông Điệp Của Cuốn Sách
"Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ" không chỉ là câu chuyện riêng tư của một gia đình, mà còn là lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa về sức mạnh phi thường của ý chí con người. Tác giả muốn truyền tải thông điệp:
Ung thư là một căn bệnh khó chữa, nhưng không phải là không chữa được.
Niềm tin là liều thuốc quý giá giúp con người vượt qua mọi thử thách.
Sống là một món quà vô giá, hãy trân trọng từng khoảnh khắc.
Review Nội Dung
"Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ" là một cuốn sách đầy cảm xúc, mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, hy vọng và nghị lực. Câu chuyện chân thực, giản dị nhưng đầy sức lay động, giúp người đọc nhìn nhận về những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy lòng dũng cảm, ý chí kiên cường để vượt qua mọi khó khăn.
Cuốn sách phù hợp cho mọi độc giả, đặc biệt là những người đang đối mặt với bệnh tật, những người muốn tìm kiếm động lực và niềm tin để sống một cuộc đời ý nghĩa.
Đầu Tư - Con Đường Đi Đến Giàu Sang: Bí mật của sự thịnh vượng bền vững
Giới thiệu
Tiền bạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ việc đáp ứng nhu cầu cơ bản đến việc theo đuổi ước mơ và khát vọng, tiền đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, việc kiếm tiền và quản lý tài chính một cách hiệu quả lại không phải là điều dễ dàng. Nhiều người tìm đến những con đường nhanh chóng, phi pháp, dẫn đến những hệ quả tiêu cực.
Cuốn sách "Đầu Tư - Con Đường Đi Đến Giàu Sang" mang đến một lời giải cho bài toán tài chính đầy thử thách. Thay vì chạy theo những mánh khóe, lừa đảo, tác giả đề cao một con đường làm giàu minh bạch, bền vững dựa trên kiến thức và sự đầu tư thông minh.
Nội dung chính
Cuốn sách gồm 15 chương, cung cấp cho bạn đọc một kiến thức toàn diện về:
Khái niệm cơ bản về tiền tệ và tiền bạc: Hiểu rõ vai trò của tiền trong nền kinh tế, cách thức hoạt động của thị trường tài chính.
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả: Bí quyết quản lý thu chi, xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với mục tiêu cá nhân.
Khái niệm về đầu tư và thị trường chứng khoán: Khám phá thế giới đầu tư đa dạng, từ cổ phiếu, trái phiếu đến bất động sản.
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả: Những kiến thức cơ bản về phân tích thị trường, lựa chọn cổ phiếu, quản lý rủi ro.
Review nội dung sách
"Đầu Tư - Con Đường Đi Đến Giàu Sang" không đơn thuần là một cuốn sách về đầu tư tài chính. Nó là một cẩm nang đầy đủ, cung cấp kiến thức toàn diện cho bạn đọc, từ khái niệm cơ bản đến những kỹ năng thiết thực.
Điểm mạnh của cuốn sách chính là cách tiếp cận khoa học, minh bạch. Tác giả không đưa ra những lời hứa hẹn viển vông, không cổ vũ cho những con đường làm giàu bất chính. Thay vào đó, cuốn sách tập trung vào việc cung cấp kiến thức nền tảng, giúp bạn đọc tự tin đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.
Với lối viết dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị, cuốn sách phù hợp với mọi đối tượng độc giả, từ những người mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư đến những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.
Kết luận
"Đầu Tư - Con Đường Đi Đến Giàu Sang" là một cuốn sách đáng đọc cho những ai mong muốn đạt được sự giàu có một cách bền vững, minh bạch. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức tài chính mà còn là một lời khích lệ, động viên bạn đọc tự tin bước vào hành trình chinh phục tài chính của riêng mình.
Cuốn sách đầu tay của tôi là tập ký sự Vì sự sống con đường (NXB Thanh Niên, 1968) viết về cuộc chiến đấu anh hùng của đội quân thanh niên xung phong và công nhân bảo vệ đoạn đường chiến lược trọng yếu dưới chân đèo Mụ Giạ nổi tiếng. Nhờ có tập sách này, tôi được đi học Lớp Bồi dưỡng những cây bút trẻ, được các nhà văn đàn anh khuyến khích, động viên, nên đã bước tiếp trên con đường văn 50 năm qua. Đến nay, tôi đã xuất bản trên hai mươi đầu sách, gồm nhiều thể loại, nhưng số trang nhiều nhất là tiểu thuyết với 9 tác phẩm, trong đó 2 tiểu thuyết Đường giáp mặt trận và Những cánh cửa đã mở đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.
Tuy vậy, cho đến hôm nay, tôi vẫn “chung thủy” với thể loại bút ký - ghi chép đã đưa tôi vào đường văn - một thể loại đáp ứng được nhu cầu nắm bắt sự thật của đông đảo bạn đọc, khi cuộc sống tuôn chảy không ngừng với những biến đổi đến chóng mặt. Sau tập ký sự đầu tay, gần chục tập sách về sau như hai tập tản văn, tập ký chân dung Tài danh và số phận, ký sự Những người mở đường ngày ấy và một số cuốn sách trước đó như Những chặng đường từ Huế, Lê Văn Miến - người họa sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên... đều là văn xuôi “phi hư cấu”.
Năm nay, tôi lên tuổi 80 (kể cả tuổi Mụ); đã đến lúc chuẩn bị “tổng kết” đời viết của mình; tôi đã viết Tự truyện và đây là tập ký cuối cùng gồm những bài viết trong khoảng chục năm qua, chưa đưa vào các tập sách kể trên. Có thể sức nóng cũng như sự mượt mà trong các bài ký không bằng những cây bút trẻ xông xáo hôm nay, nhưng với cách nhìn đời của một người đã trải qua nhiều biến động trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, có lẽ một số trang viết của tôi cũng đem lại chút ít bổ ích và thú vị đối với bạn đọc, giúp bạn đọc hiểu thêm lẽ được - mất, quy luật bù trừ của tạo hóa và biết bao nhiêu là tình nhân ái qua những vùng đất, những con người mà bạn chưa có điều kiện gặp gỡ.
Trong cuốn sách này, có chuyện nhà vua và tướng lĩnh, có người mù và danh nhân; có cảnh ở Mát - xcơ - va và cảnh ở Lào, Campuchia, hoặc chỉ là suy nghĩ bất chợt về một loài hoa, một chuyến tàu...
Với đề tài và cả thể loại nhiều vẻ như trên, cũng có thể chia phần (như tách du ký, ghi chép chân dung, rồi tản văn...) nhưng tôi nghĩ là cuộc sống vốn đa dạng và sắp xếp xen kẽ như một mâm cơm nhiều món, để độc giả có thể “đổi vị” lúc đọc sách...
Bạn cũng có thể xem đây là kết quả “đãi cát lấy vàng” của tôi. Đã đành, thời “vàng thau lẫn lộn”, có thể bạn sẽ nghi ngại, không biết thứ “vàng” tôi trưng ra đây là “vàng tây” hay “vàng SJC”, thậm chí là “vàng mã”! Đó là chưa nói tới những bạn đọc “khó tính”, có thể cuốn sách này chỉ là “thúng cát”, chịu khó lắm mới nhặt được vài hạt “vàng”. Nhưng bây giờ đến cát cũng quý (thế mới sinh ra “cát tặc”!), nên biết đâu, tôi may mắn gặp được người đang cần “cát”, thì những trang sách này sẽ không bị bỏ qua. Thế cũng có thể gọi là niềm hạnh phúc của tác giả...
Nói cho vui một chút, chứ tôi nhớ, có nhà nghiên cứu kể rằng, nhà văn Tô Hoài là người đọc “thượng vàng hạ cám”, vì một cuốn sách không hay cũng có điều cho ta học hỏi... Vậy nên, hy vọng cuốn sách ít ra cũng có vài “hạt vàng” này sẽ tìm được bạn “tri âm”...
Trường An - Huế, tháng 4/2018
Tác giả
Có câu ví “Hãy cho bền chí câu cua, Dầu ai câu chạch câu rùa mặc ai!”. Và nghề “câu cua” của tôi là thu mót từ tập sách, cuốn sách bày bán bên lề, và “câu cua” cũng là lối viết bên lề tờ sách.
… Đọc sách cho nhiều nhưng đọc rồi quên hết thì bổ ích vào đâu và bổ ích cho ai? Sách dạy khôn, đọc lắm cũng nhàm. Biết mà không trao lại người khác thì cái hiểu biết kia chẳng hóa ra vô dụng? Vậy xin ghi thêm mấy hàng nầy. Là của riêng thâu lượm bấy lâu nay, cũng thuộc loại bên lề sách cũ
Để có một ngày, inbox lẻ mà chẵn bỗng qua đời như “con dế buồn tự tử giữa đêm sương”. Chiếc lá cuối cùng rơi. Người nghệ sĩ sắp đặt không còn lòng kiên nhẫn. Tương lai bỗng trở về tương lai của những năm tháng học miệt mài như điên. Còn cái gì phía trước không. Còn. Nàng chờ inbox sống lại. Tự bao giờ, inbox đã là một điều gì đó rất hiển nhiên trong cuộc sống đang đứng trên đỉnh đồi của nàng. Nhưng có điều nàng cố tình không biết, sự thờ ơ và kiêu hãnh của nàng đã giết chết inbox. Đêm mưa, nàng nghe Trịnh Nam Sơn hát. Lời yêu thương em nỡ vô tình, quên thật sao. Người ơi dĩ vãng đã xa, em có hay rằng tôi còn thương…
Bửu Sơn Kỳ Hương
Sau một thời gian dài, gần như ngưng viết, Lý Lan lại đến với chúng ta bằng tiểu thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương (tên một giáo phái ở đồng bằng Nam Bộ, bắt nguồn từ Phật giáo, được hiểu là Hương Lành Từ Núi Báu hay Ngôi Làng Đẹp trong Núi Xanh Tốt), nhằm tái hiện một thời đoạn lịch sử đầy bão dông của Việt Nam từ giữa cuối thế kỷ 19 trên mảnh đất Lục châu. Ở không gian văn chương này, bạn đọc sẽ được hút vào một dòng thác chữ nghĩa liên lỉ chảy theo những câu chuyện miên man về các nhân vật và sự kiện, đặc biệt xoay quanh một gia tộc người Hoa làm nghề thuốc Bắc có thế lực, linh hoạt, quảng giao trọng người nghĩa khí, đã hòa chung số phận cùng người Việt. Trong cơn gió bụi giặc giã, thiên tai, dịch họa, có một giềng mối nào đó, trong gia đình và ngoài xã hội, để con người nương vào mà sống, mà hy vọng? Ấy là đạo nghĩa là đức tin, là lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tất cả đều giản dị mà bền chắc. Bằng một bút pháp tiểu thuyết giàu chất điện ảnh, với nhiều chi tiết độc đáo, Lý Lan đã tái hiện sống động một thời quá khứ, đã phả vào trang viết những quan sát, suy tư và cảm xúc của mình về một vùng đất và những con người mà nhà văn chan chứa yêu thương. Ở đó bạn đọc sẽ gặp một không gian u huyền của tự nhiên; một quang cảnh ngổn ngang của lịch sử; một gặp gỡ như định mệnh của nhiều nền văn hóa; một khắc ghi kỳ thú về phong tục, sinh hoạt và ngôn ngữ;...
-NGUYỄN THỊ THANH XUÂN-
Túi Khôn Nhân Loại gồm những câu chuyện dân gian, thần thoại và truyền thuyết khắp trên thế giới. Các câu chuyện tán dương những giá trị của con người như lòng cản đảm, lòng trung thành, chung thủy, tận tụy, mưu trí với tính nhẫn nại,...Trong mỗi câu chuyện, các nhân vật chính nam và nữ hiện ra như những mẫu gương anh hùng sáng chói. Qua từng câu chuyện trong mỗi quyển sách, bạn đọc sẽ thấy rằng những điều có giá trị, những điều đáng sợ và những niềm hi vọng của con người thời xa xưa cũng giống hệt như con người chúng ta ở thế giới hiện đại ngày nay.
Tủ Sách Túi Khôn Nhân Loại - Cuộc Phiêu Lưu Đến Đảo Oki (Song Ngữ Anh - Việt) kể về Tokoyo, một cô bé rất giỏi lặn mò ngọc trai. Cô rất yêu thương cha nhưng cha cô lại bị nhà vua trục xuất khỏi đất nước. Cô quyết định lên đường tìm cha và trên đường đi cô đã phá vỡ một câu thần chú độc ác đang yểm trên người nhà vua. Cuộc phiêu lưu đến đão Oki là một câu chuyện nổi tiếng của Nhật Bản về lòng gan dạ và sự tận tụy.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.