1. Sách
  2. ///

Tác Giả vũ trọng phụng

Tổng hợp sách của tác giả vũ trọng phụng tại KhoSach.com.vn
danh tác văn học việt nam - truyện ngắn vũ trọng phụng

Danh Tác Văn Học Việt Nam - Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay tới một nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, ông sáng tác từ rất sớm và thử nghiệm mình trên nhiều thể loại: viết báo, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phê bình văn học… Nhưng có thể nói, tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại thành công nhất của nhà văn tài hoa này. Vũ Trọng Phụng được báo giới thời bấy giờ mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, là “nhà tiểu thuyết trác việt”.

Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát. Ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển rực rỡ, Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.

truyện ngắn vũ trọng phụng (tái bản 2022)

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay tới một nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, ông sáng tác từ rất sớm và thử nghiệm mình trên nhiều thể loại: viết báo, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phê bình văn học… Nhưng có thể nói, tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại thành công nhất của nhà văn tài hoa này. Vũ Trọng Phụng được báo giới thời bấy giờ mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, là “nhà tiểu thuyết trác việt”.

Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát. Ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển rực rỡ, Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.

trúng số độc đắc (tái bản 2022)

Trúng Số Độc Đắc là tác phẩm cuối đời của Vũ Trọng Phụng. Khác với lối viết tiểu thuyết trước, cứ đến ngày báo ra mới viết một chương, đưa in xong hết mới mới thành sách, Trúng Số Độc Đắc được Vũ Trọng Phụng viết một mạch đến khi hoàn thành, tự tay đi đóng thành quyển rồi mới đưa cho nhà xuất bản.

Với cuốn tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng lên án thế gian và người đời nghiêm khác, thế nhưng giọng kể chuyện, tả cảnh, tả tình cứ hồn nhiên, vui vẻ và có dịp là không quên hài hước. 

Viết Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã tập trung tất cả bút lực để theo dõi, phân tích, mô tả những thay đổi trong đời và trong lòng của chỉ một nhân vật. Không có trang nào mà không có Phúc, tất cả chỉ để biểu đạt tâm tư suy nghĩ của anh, cả ngoại hình anh cũng chỉ được phác họa vài dòng ngắn gọn. Ông có cái nhìn rất sáng suốt, tính nhậy cảm thật tinh tế, không những trông thấy những tình cảm được biểu lộ mà cả những ý muốn sơ phát còn tiềm tàng, những ký ức bị quên đi bỗng hiện về, những cảm giác từ lâu sống dậy. 

TriVietBooks phát hành cuốn Trúng số độc đắc, cuốn sách thực sự là một tuyệt tác về nhiều phương diện.

dứt tình (tái bản 2022)

Năm 1934, Vũ Trọng Phụng có tiểu thuyết đầu tay Dứt tình (còn có tên khác là Bởi không duyên kiếp) đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo. Với tiểu thuyết này, Vũ Trọng Phụng được khen là “ngòi bút tả chân thực đã khéo léo”."Dứt tình" là cuốn tiểu thuyết mang tư tưởng định mệnh siêu hình.

Nàng thấy cái lò sưởi cũng giống với cuộc đời con người ta. Miệng lò là sân khấu mà ngọn lửa là những vai trò trong tấn bi kịch. Ngọn lửa trước to, sau nhỏ dần và sau cùng thì bao giờ cũng chỉ là một nắm gio tàn khói lạnh, và hình ảnh đích xác về cái cứu cánh cuộc đời con người ta!.

TriVietBooks phát hành cuốn Dứt tình để cho độc giả thấy được “ngòi bút tả chân” khéo léo của nhà văn Vũ Trọng Phụng ngay từ những ngày đầu.

văn học trong nhà trường - số đỏ (tái bản 2021)

“Nói đến đặc sắc của ngòi bút Vũ Trọng Phụng không thể không nói đến nghệ thuật trào phúng bậc thầy ở nhà văn này. Tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trước hết kết tinh ở những bức chân dung hí họa độc đáo của ông.” - GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

“Trong cái sống phải chăng của Phụng, có một cái phải chăng này đáng cảm động hơn hết. Là những thứ văn phong tứ bảo. Mực anh dùng viết là một thứ mực tím ít khi tươi màu, phần nhiều là loãng và luôn luôn là nhạt, là chết. Giấy anh dùng là thứ giấy sáu xu… Ngòi bút Phụng thích dùng nhất là thứ ngòi cái Incomparable, xu ba ngòi… Thế mà lời văn dùng bút ấy mà kí thác lên giấy ấy lại chẳng xoàng xĩnh chút nào…” - NGUYỄN TUÂN

Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn bộ sách Tủ sách Văn học trong nhà trường.

Bộ sách sẽ lần lượt giới thiệu tác phẩm của các tác giả thuộc nhiều trào lưu, thể loại, thời kì...

Ngoài giá trị tư liệu học tập, hi vọng bộ sách còn giúp bồi dưỡng thêm tình yêu văn học, khích lệ tư duy sáng tạo giúp người đọc có được cho mình những nhận định khách quan và hợp lí.

Mời các bạn tìm đọc:

• GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

• SỐ ĐỎ

• HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG

• TRUYỆN NGẮN NAM CAO

• TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

• TRUYỆN KIỀU

• THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

• THƠ NGUYỄN KHUYẾN

• THƠ NGUYỄN BÍNH

• THƠ XUÂN QUỲNH

• CON CHIM XANH

• LÃO HÀ TIỆN

• TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG

• KỊCH VÀ VĂN – NGUYỄN HUY TƯỞNG

• TRUYỆN TÂY BẮC

• TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN

• HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - TÔI VÀ CHÚNG TA

• THƠ HÀN MẶC TỬ

• THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

lấy nhau vì tình

Khi yêu cần “tình” thế nào?

Tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ. Tuy nhiên, một tiểu thuyết khác rất thú vị, được ông sáng tác cùng Nguyễn Đình Khôi năm 1937, trước khi mất hai năm – “Lấy nhau vì tình” – lại ít được biết đến. Đây là tiểu thuyết thuộc dòng tâm lý xã hội nói về chuyện tình yêu nam nữ trong buổi giao thời.

Tiểu thuyết “Lấy nhau vì tình” cổ điển, lãng mạn mà hiện đại. Đó là câu chuyện về tình yêu lứa đôi của các cô cậu tân thời nơi phố thị, thể hiện khát vọng tự do yêu đương và hôn nhân tự nguyện, dường như là đi ngược với quan niệm về hôn nhân truyền thống. Truyện tình thú vị, lôi cuốn với những tình tiết éo le, nhiều diễn biến phức tạp của tâm lý yêu đương được diễn tả bằng văn phong điêu luyện, hấp dẫn đặc trưng của nhà văn kỳ tài Vũ Trọng Phụng, lại được bọc trong hình hài của kiểu truyện Nôm tài tử giai nhân qua ba chặng đường: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ. Hay là ở chỗ đó, ngay trong mạch truyện, ngay trong ngôn ngữ đã có sự đan xen giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa cổ điển và tân thời. Văn chương hiện đại, mấy tác phẩm làm được tài tình đến thế.

“Lấy nhau vì tình” không phải là một loại ngôn tình lâm ly sầu tủi. Tình yêu đơm hoa, kết trái, trọn vẹn thể hiện khát vọng của nhà văn và giới trẻ về hạnh phúc lứa đôi của tình yêu tự do và hôn nhân tự nguyện trong buổi giao thời của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhà văn khẳng định, yêu là để kiếm tìm hạnh phúc, nếu yêu mà quá đau khổ thì tốt nhất nên dừng lại. Trai gái yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi cưới là điều nên làm, nhưng cả hai đều cần phải sáng suốt, khôn ngoan và biết trân trọng, gìn giữ cho người yêu. Quan điểm này của tác giả đặt vào bối cảnh hiện đại như ngày nay vẫn còn đúng, và sẽ vẫn luôn đúng.

Như với những lần tái bản đã ra mắt thị trường trước đây, ấn phẩm “Lấy nhau vì tình” của MaiHaBooks tái bản từ tác phẩm gốc được in trên báo Tiểu thuyết thứ Ba do Nhà xuất bản Mai Lĩnh ấn hành. Điểm đặc biệt là trong lần in đầu tiên này, ngay ở từng số báo đều ghi rõ đồng tác giả là NGUYỄN ĐÌNH KHÔI và VŨ TRỌNG PHỤNG.

Cũng trong lần xuất bản này, MaiHaBooks hân hạnh khi được hợp tác với một trong những họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam – họa sĩ Lê Thiết Cương. Hy vọng với sự kết hợp thú vị này, chúng tôi có thể gửi tới quý độc giả ấn phẩm “Lấy nhau vì tình” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn mang tính thẩm mỹ cao của nghệ thuật hội họa đương đại. 12 bức họa (gồm 11 bức trong nội dung truyện và 1 bức ở bìa sách) được thể hiện bằng những nét vẽ tối giản một cách tự nhiên của họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ mang đến cho bạn đọc cách thức mới mẻ nhưng cũng không kém phần sâu sắc khi trải nghiệm cuốn sách.

danh tác việt nam - vũ trọng phụng tuyển tập (tái bản 2024)

Danh Tác Việt Nam - Vũ Trọng Phụng Tuyển Tập

Vũ Trọng Phụng là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa...

Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng dù là thể loại gì cũng đều thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ buổi đầu công bố. Qua thời gian, số lượng bạn đọc yêu mến tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng ngày càng trở nên đông đảo. Đến gần đây, tiểu thuyết “Số Đỏ” nổi tiếng của ông đã được dịch sang tiếng nước ngoài và xuất bản bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Cuốn sách “Vũ Trọng Phụng Tuyển Tập” với sự tuyển chọn kĩ lưỡng về mặt nội dung và sự chau chuốt kĩ càng về mặt hình thức, sẽ mang đến cho những người yêu mến văn học nước nhà một chuỗi những tác phẩm đầy nhân văn và sâu sắc của Vũ Trọng Phụng.

trúng số độc đắc

Trúng Số Độc Đắc

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà báo, nhà văn và cây bút tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, dù những tác phẩm của ông cũng dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí là có thời điểm bị cấm lưu hành nhưng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật từ những tác phẩm vượt thời gian của ông. Nhắc về ông, Lưu Trọng Lư có nói “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Trúng Số Độc Đắc là tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng, được viết vào năm 1938 với hơn 300 trang. Trúng số độc đắc mượn chuyện trúng số độc đắc của nhân vật Phúc để nói lên nhân tình thế thái ở đời. Dưới ngòi bút châm biếm, mải mai sâu cay thì Vũ Trọng phụng đã miêu tả những thay đổi từ cuộc sống đến tâm tưởng của nhân vật một cách chân thực và sống động.

“Sau khi nghĩ ngợi một cách chua chát và rất khôi hài như thế, Phúc ngồi thừ người ra tựa hồ như bậc vĩ nhân đương nắm cái vận mệnh của cả Tổ quốc phải đương đầu với một sự nghiêm trọng của thời cục mà chưa thấy cách giải quyết. Và anh ta bắt đầu thấy rằng mình là nghèo, là rất nghèo, nghèo đến mức không có nổi lấy một đồng bạc trong tay để làm một việc phúc đức, cũng như anh giác ngộ rằng ở đời này, không tiền thì chẳng làm nổi công việc gì cả, mặc đầu óc ta đầy rẫy những tư tưởng nhân đạo duy tha.”

(Trích Trúng số độc đắc)

con người điêu trá

Con Người Điêu Trá

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà báo, nhà văn và cây bút tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, dù những tác phẩm của ông cũng dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí là có thời điểm bị cấm lưu hành nhưng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật từ những tác phẩm vượt thời gian của ông. Nhắc về ông, Lưu Trọng Lư có nói “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Con Người Điêu Trá là tập truyện với 17 truyện ngắn được viết vào giai đoạn những năm 1930 trước Cáng mạng tháng Tám. Tập truyện ngắn đã khai thác được những vấn đề nhức nhối và tấn bi kịch trong xã hội thực tại; vạch trần bản chất xấu xa, thối nát trong xã hội cũ bằng lối tả chân, giọng văn trào phúng cùng cái nhìn thấu con người và xã hội như người trong cuộc của Vũ Trọng Phụng. Trong Con người điêu trá là chuyện tình yêu say đắm xen lẫn lừa dối và thù hận, mà từ đầu “Mới gặp nàng lần đầu, tôi đã tưởng tượng ngay rằng nàng vẫn là người yêu của tôi tự bao giờ ấy!” đến cuối cùng “Ấy thế là con người đáng ghét mà cũng đáng thương ấy chết, chết mà còn để lộ là con người gian dối, con người đã cùng tôi hai năm dan díu ấy, mà đến bây giờ tôi cũng không được rõ gốc tích và tên tuổi là gì!...”

(Trích Con người điêu trá)

giông tố

Giông Tố

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà báo, nhà văn và cây bút tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, dù những tác phẩm của ông cũng dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí là có thời điểm bị cấm lưu hành nhưng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật từ những tác phẩm vượt thời gian của. Nhắc về ông, Lưu Trọng Lư có nói “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Giông Tố nằm trong “Tam kiệt tiểu thuyết” của Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết được viết vào năm 1936 với 30 chương. Từ cái tên đã thể hiện được tinh thần của tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đặc tả những cái dâm ô uế, phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến đang trải qua khủng hoảng như một cơn giông dữ dội, khi mà từ trật tự xã hội đến bản chất con người đều chỉ là bất công, giả tạo, thối nát và mục ruỗng. Đến cuối cùng Giông tố cũng khép lại bằng tấm màn đen tối cho số phận của Long, Nghị Hách và Thị Mịch.

“Long ra bàn giấy, lấy bút máy, xé một tờ giấy ở sổ tay ra, cắm đầu viết:

‘Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá, đến nỗi không thấy sinh thú nữa, và có lẽ tại tôi không tìm nổi cái nghĩa đời người.

Nguyện vọng cuối cùng của tôi là mong ông Tạ Kim Anh, giám đốc Đại Việt học hiệu, tha thứ cho những tội lỗi đã phạm phải, đối với ông ta. Tôi mong ông sẽ cứu sống vợ tôi nữa, nếu ông có thể...’”

(Trích Giông Tố)

làm đĩ

Làm Đĩ

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà báo, nhà văn và cây bút tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, dù những tác phẩm của ông cũng dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí là có thời điểm bị cấm lưu hành nhưng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật từ những tác phẩm vượt thời gian của ông. Nhắc về ông, Lưu Trọng Lư có nói “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Làm Đĩ là một tiểu thuyết được viết vào năm 1936 và xuất bản vào năm 1937. Làm đĩ kể về nhân vật Huyền qua bốn giai đoạn trong cuộc đời tương đương bốn chương Tuổi dậy thì, Ra đời, Lấy chồng, Trụy lạc. Khép lại tiểu thuyết là một lời thức tỉnh về tầm quan trọng và trách nhiệm của vấn đề đạo đức và giáo dục giới tính giữa thời buổi giao thời và xã hội loạn dâm bấy giờ.

Làm Đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm. Sở dĩ tác giả không theo phái người ưa văn hoa bay bướm gọi cái sự ấy là ái tình, không theo hạng người rụt rè gọi là tình dục, nhưng lại gọi nó ra đây bằng cái tên tục của nó, ấy là vì tác giả có quan niệm rất chắc chắn rằng cái sự ấy gần xác thịt hơn là gần linh hồn, chia nó ra làm hai cũng được, gồm nó vào làm một lại càng đúng lẽ sinh lý, hai cái điều hòa tương trợ lẫn nhau, và khi sự khao khát của xác thịt có thỏa mãn thì ái tình tinh thần mới bền chặt được. Nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền.”

số đỏ (tái bản 2024)

Số Đỏ

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986

danh tác văn học việt nam - làm đĩ (tái bản 2023)

Danh Tác Văn Học Việt Nam - Làm Đĩ

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

Làm đĩ là một trong số những cuốn sách gây ra nhiều cuộc tranh luận trong hơn suốt nửa thế kỷ qua. Từ Nhất Linh, Thái Phỉ, Hoài Thanh trước đây đã có khá nhiều bài đăng trên các báo Tân văn, Tương lai, Ngày nay, Hà Nội báo... phê phán quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng xung quanh tiểu thuyết Làm đĩ của ông; cho đến Hoàng Văn Hoan sau này, khi Vũ Trọng Phụng đã mất gần 25 năm, còn cố tình tìm mọi lời lẽ sặc mùi chính trị phê phán Làm đĩ là một cuốn sách dâm uế và có hại cho sự giáo hóa đạo đức và luân lý đối với thế hệ trẻ Việt Nam.

(Vũ Trọng Phụng)

danh tác văn học việt nam - làm đĩ - bìa cứng (tái bản 2023)

Danh Tác Văn Học Việt Nam - Làm Đĩ - Bìa Cứng

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

Làm đĩ là một trong số những cuốn sách gây ra nhiều cuộc tranh luận trong hơn suốt nửa thế kỷ qua. Từ Nhất Linh, Thái Phỉ, Hoài Thanh trước đây đã có khá nhiều bài đăng trên các báo Tân văn, Tương lai, Ngày nay, Hà Nội báo... phê phán quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng xung quanh tiểu thuyết Làm đĩ của ông; cho đến Hoàng Văn Hoan sau này, khi Vũ Trọng Phụng đã mất gần 25 năm, còn cố tình tìm mọi lời lẽ sặc mùi chính trị phê phán Làm đĩ là một cuốn sách dâm uế và có hại cho sự giáo hóa đạo đức và luân lý đối với thế hệ trẻ Việt Nam.

(Vũ Trọng Phụng)

tuyển tập vũ trọng phụng (2023)

"...Cái độc đáo của Vũ Trọng Phụng thì rất nhiều. Ông mất rất sớm nhưng đã để lại 8 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, nhiều bài báo, tiểu luận. Trường hợp đó trong lịch sử NXB Văn Học thế giới rất hiếm. Trong số các tác phẩm đó, tôi thấy Vũ Trọng Phụng có hai tiểu thuyết “Số đỏ” và “Giông tố” là hai tiểu thuyết quan trọng nhất trong lịch sử NXB Văn Học Việt Nam thế kỉ XX.

Khi ông viết 2 tiểu thuyết này mới có 24 tuổi. Điều đó rất lạ và đáng kể. Nếu so với những nhà văn lớn trên thế giới thì Vũ Trọng Phụng không thua ai. Vấn đề chính của “Số đỏ” là vấn đề Âu hóa trong bối cảnh Việt Nam đầu thế kỉ XX. Quá trình Tây hóa cũng sinh ra nhiều chuyện buồn cười. Đọc “Số đỏ”, mặc dù Vũ Trọng Phụng viết về một thời gian cụ thể nhưng vẫn còn ý nghĩa đến hôm nay..."

(Trích phỏng vấn Giáo sư Peter Zinoman - người dịch tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh và được xem là một trong số những sách dịch hay ở nước Mỹ.)

“Tuyển tập VŨ TRỌNG PHỤNG” xin gửi tới quý độc giả những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn trên các thể loại: Tiểu thuyết "Số đỏ", "Giông tố"; phóng sự "Cơm thầy cơm cô"; phóng sự "Kỹ nghệ lấy Tây"... và nhiều truyện ngắn.

cơm thầy cơm cô và cạm bẫy người (tái bản)

Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người

Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người là một trong những phóng sự nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ngòi bút của ông không chỉ ghi được sự thực mà còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

Nếu phải giới thiệu thiên Cạm bẫy người về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm trên cũng đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi. Nhưng đây không chỉ là một thiên phóng sự. Nó thuộc hàng những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, giúp được tài liệu cho thế hệ sau khảo xét về giai đoạn hiện thời.

Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh độ Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.

Với thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô gồm mươi chương, đoạn trích chương ba và chương bốn là hai chương tiêu biểu của phóng sự nổi tiếng này. Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng quẫn của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ. Nhà văn trong vai nhân vật "tôi" đi xin việc, đã tái hiện lại một xã hội đầy bất công mà ông gọi là "chó đểu".

Nhân vật "tôi" đóng vai người điều tra phỏng vấn đã được mắt thấy tai nghe ở cái "ngã tư đường", nơi tụ họp của những người thất nghiệp, ở đó có sự bất công đến lạ lùng, mụ "đưa người" thì thừa cơ dùng những thủ đoạn, những món nghề ra mà tác oai trước mặt bao kẻ cùng quân, tội nghiệp. Hiện lên trước mặt chúng ta là đám người "ngồi dơ mặt cho ruồi bâu” và số phận của họ trên con đường kiếm kế sinh nhai. Phải cho rằng tình cảnh của những người lao động thất nghiệp ấy đã rơi vào tình thế bi đát nhất. Cứ xem cảnh sinh hoạt của họ, ta sẽ phải chua xót thay cho những thân phận cơ hàn ấy. Người ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, "vui vẻ bắt chấy cho nhau, cắn cho đỡ đói". Quả là một bi kịch thảm khốc của người lao động thất nghiệp. Dường như ở họ, cái lối thoát chật chội chỉ còn biết dựa vào sự may rủi của cách xin việc khốn khó đó. Ấy thế mà giá cả thuê mướn lại còn bị kẻ môi giới ăn bớt, ăn xén. Những sự việc đó đều được nhân vật "tôi" chứng kiến qua quá trình điều tra phỏng vấn của mình.

vỡ đê (tái bản)

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận NXB Văn Học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

“Trong bộ ba tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, chất phóng sự được thể hiện khá rõ ở việc phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự của đời sống chính trị, xã hội đương thời vào tác phẩm. Bức tranh hiện thực trong ba tác phẩm nói trên rất rộng lớn, bao quát cả cái xã hội thuộc địa thối nát và có giá tri như những cuốn biên niên sử ghi lại những sự kiện, những vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ này.

số đỏ (tái bản)

Văn học Việt Nam thời xưa có nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt nhân văn và nghệ thuật, đã được công nhận và chứng thực qua thời gian. Bộ sách Việt Nam danh tác bao gồm loạt tác phẩm đi cùng năm tháng như: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố), Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân). Hy vọng bộ sách sau khi tái bản sẽ giúp đông đảo tầng lớp độc giả thêm hiểu, tự hào và nâng niu kho tàng văn học nước nhà.

Trích đoạn

“- Tôi không muốn lấy cái người ấy, vì nếu tôi lấy hắn, chắc hắn sẽ mọc sừng. Thí dụ một người như ông mà hỏi tôi thì còn nói gì! Đằng này hắn lại nhà quê, không biết yêu vợ như những người văn minh. Buồn lắm anh ạ.

- Tôi phải làm gì?- Phải giả vờ chim tôi..., chúng ta giả vờ chim nhau, mê nhau... Cho hắn bỏ tôi, mình hiểu chưa? Ta giả vờ với nhau thôi mà! Tôi cần mang tiếng hư hỏng lắm mới được.

- Thế sao nữa ạ?

- Anh thì anh cũng phải mang tiếng là làm hại một đời tôi mới xong!”

làm đĩ (tái bản 2022)

Làm Đĩ (Tái Bản 2022)

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

Vài điều về cuốn sách

“Làm đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết, mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ chăm lo đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức cái sự dâm”.

Sở dĩ tác giả không theo phái người ưa văn hoa bay bướm gọi cái sự ấy là ái tình, không theo hạng người rụt rè gọi là tình dục, nhưng lại gọi nó ra đây bằng cái tên tục của nó, ấy là vì tác giả có quan niệm rất chắc chắn rằng cái sự ấy gần xác thịt hơn là gần linh hồn, chia nó ra làm hai cũng được, gồm nó vào làm một lại càng đúng lẽ sinh lý, hai cái điều hòa tương trợ lẫn nhau, và khi sự khao khát của xác thịt có thỏa mãn thì ái tình tinh thần mới bền chặt được. Nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền.

Sao người ta lại coi tình dục là không quan trọng, là điều nhơ bẩn? Sao người ta lại cam tâm ngu dốt như thế, lại đạo đức giả đến như thế? Sao lại không dám nói đến cái sự nó vẫn ám ảnh hết thảy mọi hạng người? Sao lại không dám vứt bỏ cái sự hổ thẹn vô lý để giảng dạy về những bộ phận sinh dục là những cái mà đấng Thượng đế dám ban cho nhân loại mà không hổ thẹn?

Nói hay im, bảo nhau biết điều hòa cái dâm để tô điểm cuộc đời, hay là cứ mặc quách để cái dâm của loài người làm loạn loài người, ấy chỉ do đó mà ra sự thịnh, suy của nòi giống.

Vì những lẽ ấy truyện Làm đĩ ra đời.

Nó sẽ làm cho bọn đạo đức “không phải đường” phải nhăn mặt.

Nó sẽ làm cho hạng người không muốn hiểu biết gì cả sẽ kêu suông: “Ôi phong hóa suy đồi!”

Nhưng tác giả còn hy vọng ở những người biết nghĩ...

(Vũ Trọng Phụng)

số đỏ (tái bản 2022)

Số Đỏ (Tái Bản 2022)

Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) sinh tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Ông thân sinh ra Vũ Trọng Phụng là thợ tiện, mất khi nhà văn mới bảy tháng tuổi. Mẹ nhà văn làm nghề khâu vá thuê, khi chồng chết mới hai mươi tư tuổi và ở vậy nuôi con.

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

Số đỏ là một tiểu thuyết NXB Văn Học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

giông tố (tái bản 2022)

Giông Tố (Tái Bản 2022)

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

"...Cái độc đáo của Vũ Trọng Phụng thì rất nhiều. Ông mất rất sớm nhưng đã để lại 8 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, nhiều bài báo, tiểu luận. Trường hợp đó trong lịch sử NXB Văn Học thế giới rất hiếm. Trong số các tác phẩm đó, tôi thấy Vũ Trọng Phụng có hai tiểu thuyết “Số đỏ” và “Giông tố” là hai tiểu thuyết quan trọng nhất trong lịch sử NXB Văn Học Việt Nam thế kỉ XX…”

(Giáo sư Peter Zinoman)

---

Nội dung sách:

Giông tố là tác phẩm mang nội dung châm biếm sâu sắc về một xã hội mục nát, sự hỗn loạn khi pha trộn hai nền văn hóa giữa Tây và ta, thể hiện rõ sự bần cùng của những người nghèo khổ và lên án thái độ sa đọa hống hách của kẻ giàu có.

Trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng bóc trần mọi khía cạnh xấu xa của con người, sự tha hóa, nhẫn tâm ẩn sâu bên trong một xã hội mục nát. Ông đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng một câu chuyện về tầng lớp tư sản thối nát đương thời.

giông tố (tái bản 2021)

Người ta biết rằng, văn bản học như một ngành của ngữ văn học, vốn thiên về thực hành; nó gắn với thực tiễn xuất bản, gắn với việc công bố các tác phẩm viết bằng chữ; vì vậy hầu hết các nhà chuyên môn về biên tập sách, ở mức nhất định, đều can dự đến công tác văn bản. Tuy vậy, cho đến nay, cả trong giới làm biên tập sách lẫn giới nghiên cứu văn học ở ta hầu như chỉ có rất ít chuyên gia về văn bản.

Liên quan đến những tác phẩm đã trải qua lịch sử tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, người ta biết, có khá nhiều vấn đề về văn bản. Một số công trình về một số tác phẩm chữ Hán hoặc chữ Nôm, ví dụ "Truyện Kiều", cho thấy tình trạng phức tạp của công tác văn bản học. Đối với bộ phận tác phẩm viết và in bằng chữ Quốc ngữ Latin của các tác giả Việt Nam, tuy chỉ mới có bề dày lịch sử tồn tại trên 100 năm, song ở khía cạnh văn bản không phải vì thế mà không nảy sinh các vấn đề; việc các tác phẩm văn học Quốc ngữ hầu như chưa được nghiên cứu về mặt văn bản hoàn toàn không có nghĩa là ở đây không có các vấn đề để nêu ra và giải quyết, mà chỉ chứng tỏ sự thiên lệch không đáng có trong sự hành nghề của giới nghiên cứu.

Công trình khảo dị trong cuốn sách này, ngoài việc giải quyết các vấn đề văn bản nảy sinh trên một tác phẩm cụ thể, là tiểu thuyết "Giông tố" của nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939), ngoài việc cung cấp một văn bản khả dĩ tin cậy cho tác phẩm này, một tác phẩm có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, người biên khảo còn muốn qua đây lưu ý bạn đọc và bạn nghiên cứu về tình trạng tồn đọng nhiều vấn đề văn học đối với hầu hết các tác phẩm ra đời từ thời văn học chữ Quốc ngữ. Việc các tác giả và tác phẩm của thế kỷ XX đang và sẽ đi vào di sản kinh điển của văn học dân tộc, nhưng lại không đi kèm với hoạt động khảo sát nghiên cứu chúng về mặt văn bản, sẽ dẫn đến tình trạng trái nghịch: cái tên tác phẩm được coi là thuộc vốn kinh điển rồi, nhưng văn bản của nó vẫn ở dạng trôi nổi, chưa thể đựơc coi là đáng tin cậy chừng nào chưa có một văn bản chuẩn hoặc một văn bản chính được đề xuất; trong tình hình đó, các sách giáo khoa trích giảng tác phẩm đó, các tổng tập, tuyển tập có chọn tác phẩm đó, các dự án chuyển thể hoặc dịch thuật tác phẩm đó... sẽ sử dụng văn bản nào trong số các văn bản trôi nổi?

Thiết nghĩ, đây không phải là một đề xuất thiếu tính thực tiễn. Theo dõi việc khảo dị và hiệu chỉnh văn bản được thực hiện trong cuốn sách này, bạn đọc và bạn nghiên cứu sẽ thấy rõ điều đó.

số đỏ - bìa cứng (hoạt-kê tiểu-thuyết)

Số Đỏ

Hoạt-kê tiểu-thuyết – Theo bản in của Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938)

Số đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ, từ khi hắn là một kẻ hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.

Số đỏ ra mắt lần đầu tiên dưới dạng truyện đăng đều kỳ trên tuần san Hà Nội Báo (từ số 40, ra ngày 07.10.1936) liên tục 16 kỳ, cho đến khi tuần báo này bị cấm(số 55, ra ngày 20.01.1937), tức là truyện chưa đăng hết. Sauđó, toàn bộ 20 chương truyện “Số đỏ” được chủ nhà in Lê

Cường (88 Phố Huế, Hà Nội) xuất bản lần đầu thành sách riêngvào năm 1938 (in sách lần 1).

Bản Số đỏ do Đông A ấn hành lần này được in lại theo bản của nhà xuất bản Lê Cường năm 1938. Đây là bảnSố đỏ được xuất bản trọn vẹn 20 chương lần đầu tiênvà cũng là bản sách duy nhất được in trong sinh thời tácgiả Vũ Trọng Phụng, về sau bản in này trở nên rất hiếmtrên thị trường và từng có lúc tưởng chừng đã tuyệt bản.Trong bản 1938, tác phẩm Số đỏ được định danh rõ là“hoạt-kê tiểu-thuyết”.

Trong lần tái bản này, chúng tôi mời họa sĩ Thành Phongthực hiện các bức vẽ minh họa cho tác phẩm. Chúng tôi hyvọng các hình ảnh minh họa sinh động của họa sĩ sẽ giúp độcgiả cảm nhận rõ thêm giọng văn trào phúng ý nhị của tác giả. Ngoài ra, những người làm sách còn soạn kèm một bảng chú thích đặt ở cuốitruyện, giải nghĩa một số từ, cụm từ tiếng Pháp và các từ ítquen thuộc với bạn đọc hiện nay để giúp độc giả đọc hiểuthông suốt tác phẩm.

Cuối sách có phần Phụ lục bài viết Conngười Vũ Trọng Phụng của nhà văn Lan Khai, một người bạncủa tác giả, để bạn đọc có thể hiểu thêm về thời đại, về conngười và tư tưởng sáng tác của tác giả tiểu thuyết Số đỏ: “Đọc các văn phẩm của Vũ Trọng Phụng, trong đó ta thấy lúc nhúc một nhân-loại đen tối, ngu xuẩn, ích kỷ, tàn nhẫn và đầy bệnh tật về xác thịt cũng như về tinh-thần, ta hẳn phải tưởng tượng rằng anh là một người cay nghiệt như một bà mẹ ghẻ. Nếu ta hiểu Vũ Trọng Phụng hơn, ta sẽ tỉnh ngộ rằng  đấy chỉ là một thái độ, một thái độ bề ngoài của một người rất yêu đời, rất muốn tìm những cái tốt đẹp tử-tế của đời và đã ngây-thơ đợi những cái tốt đẹp và tử-tế ấy cho đến chết”.

Nhận xét về tác phẩm:

“Nói Số đỏ đả kích những ông chủ bà chủ của xã hội cũ là đúng, nhưng đâu chỉ có thế. Số đỏ là cả một xã hội hài hước gồm đủ hạng người, ai cũng buồn cười, một xã hội ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch..., kể cả bình dân.” − Hoàng Ngọc Hiến

“... Cứ mỗi khi chiều về, trong ánh đỏ tưng bừng của lửa điện phố phường, mà trông thấy những người vừa đây đương xấu thoắt giờ đã đẹp, những người vừa mới đây đương nghèo thoắt giờ đã sang, tại sao cứ trông thấy thế thì tôi lại nghĩ ngay đến cuốn tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, bạn tôi?”  − Vũ Bằng

“Mực anh dùng viết là một thứ mực tím ít khi tươi màu, phần nhiều là loãng và luôn luôn là nhạt, là chết. Giấy anh dùng là thứ giấy sáu xu một thếp đã kẻ sẵn. Đấy là thứ giấy của vô danh với cái khuôn khổ của tất cả mọi người. Ngòi bút Phụng thích dùng nhất là cái thứ ngòi Incomparable, xu ba ngòi... Thế mà lời văn dùng bút ấy mà ký thác lên giấy ấy lại chẳng xoàng xĩnh chút nào.” − Nguyễn Tuân

Thông tin tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu bước chân vào làng văn với truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Năm 1933, trên báo Nhật Tân, ông ra mắt phóng sự Cạm bẫy người, và một năm sau tiếp tục với phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, gây được tiếng vang lớn trong dư luận với giọng văn châm biếm, trào phúng. Trong chưa đầy mười năm cầm bút, ông để lại hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng hàng trăm bài báo, bài phê bình và tranh luận văn học, nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến các tiểu thuyết Số đỏ và Giông tố. Người đương thời xưng tụng ông là “vua phóng sự đất Bắc” và là “Balzac của Việt Nam”. Năm 1939, ông qua đời bởi căn bệnh lao phổi trong tình trạng nghèo túng khi mới 27 tuổi.

trúng số độc đắc (bìa cứng)

Tiểu thuyết “Trúng số độc đắc” là tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của cả nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với nghệ thuật trần thuật đặc sắc đầy khả năng biến hoá, với ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt nhân vật "đồ vật hoá", nhân vật "kịch", nhân vật trào phúng, chân dung biếm họa có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Vũ Trọng Phụng mượn nhân vật Phúc để kể về nhân tình thế thái, về thói đời, lòng người đổi trắng thay đen. Và cả chính Phúc, được dịp may đổi đời, rồi có cơ hội chứng kiến, hiểu và cười lòng người, cũng không tránh khỏi việc bản thân thay đổi theo hoàn cảnh, thời thế.

số đỏ

Số Đỏ

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng, và cũng là tác phẩm nổi tiếng được người đọc bao thế hệ yêu thích. Anh chàng “Xuân Tóc Đỏ” cũng trở thành một nhân vật “kinh điển” “ai cũng biết” khi nhắc đến văn học Việt Nam. Từ một người mồ côi, không cha không mẹ, không nhà không cửa, không học thức… một bước trở thành anh hùng dân tộc, một ông đốc tờ, một người giữ vai trò quan trọng trong xã hội “Âu hóa”. Câu chuyện cuộc đời Xuân đã khiến người đọc rất khoái chí, cười ra nước mắt, và cũng cười để ngậm ngùi, để chua xót cho sự tha hóa, đua đòi một thời của xã hội cũ. 

Cuốn tiểu thuyết có 20 phần, mỗi phần đều có đặt tên đại ý cho nội dung phần đó. Đọc lại Số đỏ để cười lại cùng cái cười của cố nhân, và cũng soi lại cuộc đời của hiện tại để sống đúng hơn, đẹp hơn.

Số đỏ là một trong những tác phẩm mà Sống (Thương hiệu sách Tác giả Việt) đặc biệt tuyển chọn để đưa vào Tủ sách Khuê Văn – tủ sách gồm những áng văn trác tuyệt được ví như những vì tinh tú trong nền văn học Việt Nam.

Lược trích:

+) Xuân Tóc Đỏ không ngờ rằng, khi xưa, lúc nó ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc vào máy phóng thanh, và ngồi trên mũi ô tô với bộ quần áo Charlot và cái mặt nạ, thổi loa khắp phố phường cho một “ông vua thuốc lậu” Nam Kỳ, thì chính là nó đã tập đi đến khoa học, và do thế, đến sự phú quý.

+) Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Đỏ đâm ra khinh người. Vì lẽ theo thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ càng kính trọng. Một cái lặng im của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân. Một cái gật đầu ngây ngô của nó cũng có giá của một cái đặc ân. Bọn thợ may và thợ thêu cho nó là có thế lực đối với ông chủ, bà chủ. Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà… kính thờ. Ông TYPN, ông Joseph Thiết, cả ông đốc Trực Ngôn nữa, cả cậu Tú Tân là em ruột ông Văn Minh nữa, cũng ra vẻ nịnh hót nó để lấy lòng nó, vì ai cũng tưởng cụ cố Hồng (Biết rồi! Khổ lắm) đương chủ trương những tư tưởng cổ điển bí mật là gả cô Tuyết, cô con gái rượu, gái yêu quý, cho Me-sừ Xuân? Hoặc tự mình lừa dối mình, hoặc bị vô số kẻ khác lừa dối, ai cũng ở cảnh bó buộc không sợ hãi hoặc không kính trọng Xuân thì không được.

+) Với một cái đám ma theo cả lối ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc-bốc-soẻng và bú rich, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…

số đỏ (tái bản 2018)

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

vũ trọng phụng - lục xì (khổ nhỏ)

Một hôm, ông Đốc lý H. Virgitti đã đáp cho phái viên báo La Patrie Annamite trong một cuộc phỏng vấn về nạn hoa liễu:

Trong thành phố Hà Nội, ít ra cũng có năm nghìn gái sống về nghề mại dâm. Năm nghìn! Nhưng làm thế nào để biết họ cho khắp mặt được, nhất là từ khi bị lôi cuốn vào cuộc biến hóa của phong tục cái đức hạnh người đàn bà An Nam xưa kia kiên cố biết bao, thì nay đã hóa ra quá đỗi mỏng manh!

Ấy đó là lời bình phẩm của một người Pháp, mà là một người Pháp thượng lưu, mà lại còn một viên quan đầu tinh về cuộc " tiến bộ" của xã hội ta. Nói nôm na ra cho dễ hiểu, thế nghĩa là: Phụ nữ Việt Nam ngày nay hư hỏng quá lắm

lục xì

Lục Xì

VŨ TRỌNG PHỤNG (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng trên hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. Lục xì là một phóng sự có giá trị khoa học lớn và cũng là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn.

Vũ trọng Phụng từng nói rằng: “Viết thiên phóng sự Lục Xì tôi không phải chỉ là một nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai...”

Vũ trọng Phụng từng nói rằng: “Viết thiên phóng sự Lục Xì tôi không phải chỉ là một nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai...”

Trước tiên là về thể loại của tác phẩm và chức năng của tác giả: Nạn mại dâm thì thời nào cũng là tệ nạn xã hội, nhà báo làm ngơ sao được trước những tệ nạn xã hội thời ấy không riêng gì Vũ Trọng Phụng viết phóng sự về nạn mại dâm mà có không ít người khác nữa nhưng đem so sánh với người đồng thời thì ai cũng phải ngạc nhiên về cách đặt vấn đề của Vũ Trọng Phụng, về phương pháp đi sâu vào nghiên cứu vấn đề, về các biện pháp giải quyết vấn đề, về các chính sách của chính quyền để ngăn ngừa tệ nạn, chữa chạy nạn nhân, về cách phân tích lợi hại của các biện pháp đã thực hành đã áp dụng...

Người viết phải quan tâm thật sâu sắc đến vấn đề xã hội mới đứng ra làm các việc như thế. Và nhất là phải có tinh thần khoa học cao, có phương pháp khoa học giỏi mới làm được việc có kết quả.

Và ngày nay trong xã hội ta nạn mại dâm đâu phải đã bị xóa bỏ, những biện pháp phòng ngừa, những phương pháp chữa trị vẫn còn là quan tâm lớn của Nhà nước và nhân dân, thì đọc lại, mà phải đọc Lục xì, ta vẫn còn thấy nhiều ý kiến bổ ích.

Cuốn phóng sự này nên đọc như một cuốn sách khoa học hơn là cuốn sách văn chương. Nói như thế không phải là gạt nó ra khỏi di sản văn học của dân tộc, mà để tự hào đúng mức là ta cũng có một tác phẩm thuộc về văn chương khoa học chứ không phải chỉ toàn là sách văn chương. Vũ Trọng Phụng đã để lại cho ta một mẫu mực về văn chương phục vụ xã hội và khoa học với cuốn Lục xì.

 

vỡ đê

Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì Phú lại động lòng thương. Chàng chạy xuống bếp, nói:

-Đẻ ạ, con chắc anh con sắp được tha!

Bà Cử ngơ ngác, trước thì còn hoài nghi, mà sau thì không tin nữa. Bà lại quay mặt nhìn vào xanh cám, hời hợt đáp:

-Mày chỉ được cái chuyện nhảm.

Phú vẫn cười, cố làm cho mẹ tin:

-Báo đăng rồi đấy mà! Hiện quan trên đương xét hồ sơ những người cách mệnh, để bên ấy xét rồi tha cho. Bây giờ ở bên Tây có sự thay đổi, đảng Xã hội và đảng Cộng sản...

tinh hoa văn học việt nam - số đỏ

Tinh Hoa Văn Học Việt Nam – Số Đỏ

Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng được đánh giá là kiệt tác văn chương có một không hai trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Số đỏ được đăng tải nhiều kì trên “Hà Nội báo” năm 1936, in thành sách năm 1938. Nó là cuốn tiểu thuyết trào phúng, độc đáo, hấp dẫn của Vũ Trọng Phụng, là tiếng nói căm hờn khinh bỉ cái xã hội thực dân phong kiến tư sản hết sức tàn bạo, thối nát. 

tinh hoa văn học việt nam - truyện ngắn vũ trọng phụng

Tinh Hoa Văn Học Việt Nam - Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay tới một nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, ông sáng tác từ rất sớm và thử nghiệm mình trên nhiều thể loại: viết báo, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phê bình văn học… Nhưng có thể nói, tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại thành công nhất của nhà văn tài hoa này. Vũ Trọng Phụng được báo giới thời bấy giờ mệnh danh là 'ông vua phóng sự đất Bắc', là 'nhà tiểu thuyết trác việt'.

Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát. Ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển rực rỡ, Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM

icon shopee